Chăn nuôi
Hộ nuôi gà 'hái lộc' nhờ 'bầu sô' Khương
Đó là biệt danh người dân ở xã Dực Yên, huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) tấm tắc khi nhắc tới anh Trần Quang Khương. Không chỉ mát tay trong chăn nuôi gà, anh Khương còn cung ứng con giống, cám, thuốc và thu gom gà cho các hộ trong xã đi tiêu thụ, giúp xóm giềng cùng làm giàu.
Khó đâu, gỡ đó
Chúng tôi đến thăm đúng lúc anh Khương vừa đánh xe tải về nhà sau khi đi thu gom gà cho các hộ dân trong xã. Vừa lau mồ hôi lấm tấm trên trán, anh Khương vui vẻ trò chuyện: “Nhiều năm nay, tôi liên kết với các hộ dân trong xã, vừa làm đầu mối, vừa cung ứng con giống, cám, thuốc và bao tiêu luôn sản phẩm đầu ra cho bà con. Làm việc với bà con như “làm dâu trăm họ”, vất vả nhưng quý mến nhau”.
Nhiều năm nay, anh Trần Quang Khương (giữa) đứng ra làm đầu mối cung ứng đầu vào và bao tiêu đầu ra cho hộ chăn nuôi gà xã Dực Yên. Ảnh: Đ.T
Nhờ sự đóng góp tích cực của anh Trần Quang Khương, đến nay hầu hết các thành viên của CLB nông trang Dực Yên đều có kinh tế rất vững vàng. Điều đáng nói, các mô hình kinh tế tập thể này còn tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động, trong đó đã giúp hàng chục hộ hội viên thoát nghèo”. Anh Phạm Văn Thành – Chủ nhiệm CLB Nông trang xã Dực Yên |
Anh Khương là hộ đầu tiên ở xã Dực Yên nuôi gà với quy mô lớn. Trước khi đến với nghề nuôi gà, anh Khương đã từng làm nhiều ngành nghề khác nhau như làm mộc, xây dựng. Năm 2012, tận dụng diện tích vườn nhà rộng 8.500 m2, vợ chồng anh Khương bắt tay xây dựng chuồng trại, đào ao nuôi cá nước ngọt kết hợp trồng cây ăn quả như nhãn, quýt, chuối tạo bóng mát và không gian nuôi gà thả vườn.
Khi mới bắt tay vào chăn nuôi gà, anh Khương gặp không ít khó khăn. “Khó nhất là đầu ra tiêu thụ sản phẩm. Có khi chỉ với 1.000 con gà, nhưng tôi phải bán lẻ tẻ cả tháng mới hết” - anh Khương thổ lộ.
Với phương châm “ngã ở đâu, đứng lên ở đó”, anh Khương thực hiện nghiêm việc tiêm phòng đầy đủ cho đàn gà. Nếu những năm trước, gia đình anh chỉ tập trung nuôi giống gà lai mía, năm nay chỉ nuôi giống gà lai chọi F2 hay còn gọi là gà ba máu. Đây là giống gà có nhiều ưu điểm như lớn nhanh, có sức đề kháng tốt, thịt thơm ngon, phù hợp với nuôi trong điều kiện chăn thả vườn hay đồi núi.
Liên kết nuôi gà
Hiện trang trại của anh Khương thường xuyên duy trì đàn gà trên 6.000 con/năm, chia làm 3 lứa. Trại gà của anh được thương lái nhiều nơi cũng đã biết đến, anh không còn lo lắng về đầu ra sản phẩm nữa. Từ nuôi gà, anh đình anh Khương có doanh thu tiền tỷ, trừ chi phí còn thu lãi vài trăm triệu đồng/năm.
Điều đáng nói, không chỉ mát tay trong chăn nuôi gà, anh Khương còn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với các hộ chăn nuôi khác trong xã. Đặc biệt, với vai trò Phó Chủ nhiệm CLB Nông trang xã Dực Yên, anh Khương tích cực vận động và hỗ trợ cho các hộ nông dân khác trên địa bàn xã cùng phát triển các mô hình chăn nuôi gà. Đến nay, CLB đã có 16 hộ nuôi gà với quy mô lớn có thu nhập từ trăm triệu đến cả tỷ đồng.
Từ nền tảng CLB, năm 2016, anh Khương đứng lên thành lập HTX Kinh doanh dịch vụ nông lâm nghiệp Đồng Tâm do anh làm Giám đốc để làm dịch vụ tổng hợp. “Hiện, HTX có 15 thành viên. Các thành viên này vừa tham gia CLB, vừa hoạt động trong HTX. Với cách làm cải tiến so với các mô hình HTX truyền thống, đơn vị đang đảm bảo tốt về chất lượng sản phẩm và đầu ra sản phẩm cho bà con”- anh Khương thông tin.
Theo Đức Thịnh / Dân Việt
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó