Chăn nuôi
Khó kiểm soát động vật nhập khẩu nuôi cảnh
Nhiều loại côn trùng, bò sát có giá vài trăm ngàn cho đến vài triệu, thậm chí cả chục triệu đồng/con được rao bán đầy trên mạng cũng như tại các cửa hàng
Gần đây, nhiều người có sở thích tìm mua các loại côn trùng cũng như nhiều loại động vật lạ để nuôi cảnh. Hầu hết con vật này đều có nguồn gốc từ nước ngoài, với đủ hình thù, màu sắc.
Giá ngất ngưởng
Liên hệ nhiều số điện thoại rao bán các loại sinh vật trên cho thấy giá bán rất khác nhau. Chủ yếu do người mua thích nên giá cả chỉ để tham khảo. Người bán khẳng định tất cả là hàng nhập khẩu chính thức, có cơ quan chức năng kiểm soát.
Trên mạng hiện rao bán nhiều loài như nhện, giá con nhỏ nhất cũng khoảng 100.000 đồng, to hơn một chút từ vài trăm ngàn cho đến vài triệu đồng/con. Nhện có nhiều loại như chân trắng, chân đỏ, Tarantula, Red G.Rose Tarafu.
Tắc kè thì đủ màu xanh, đỏ, vàng có giá từ 1,2-7 triệu đồng/con. Trăn kiểng cũng khá đa dạng, từ 1,5-4 triệu đồng/con. Ếch bò châu Phi, ếch Pacman, rồng Nam Mỹ, rồng Úc từ 0,7-5 triệu đồng/con. Rùa Nga, rùa sao Ấn Độ, rùa da báo từ 2,5-3,8 triệu đồng/con.
Thú săn mồi nhỏ có thằn lằn, giá 1,5-4 triệu đồng/con.Dòng ăn thịt kích thước lớn có kỳ đà Savannah Monitor, Tegu Argentina, Argus Monitor, Lace Monitor.
Một điểm bán bò sát làm cảnh ở TP HCM
Tại một shop chuyên kinh doanh bò sát cảnh tại TP HCM, rùa Thái Lan có giá từ vài chục ngàn cho đến vài triệu đồng, thậm chí lên đến chục triệu đồng/con. Tại đây, con cự đà Nam Mỹ từ vài triệu cho đến vài chục triệu đồng/con, riêng con màu trắng có giá lên đến cả trăm triệu đồng. Thằn lằn đuôi gai ở sa mạc Ai Cập, Dubai cũng có giá vài triệu đồng/con.
Theo người bán của shop, hàng nguồn nhập từ Thái Lan, được cơ quan chức năng kiểm soát. Sắp tới sẽ làm thủ tục để được cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận từng con cung cấp cho khách hàng. Nhân viên này còn khẳng định những loại bò sát bán tại đây không mắc dịch bệnh, cũng không gây độc.
Những người bán sinh vật ngoại nhập thường "bảo hành" sản phẩm, bảo đảm nuôi sống trong thời gian dài cũng như hướng dẫn cách chăm sóc. Thậm chí, chỉ cách phối giống để gầy đàn, có thể trở thành thương phẩm bán ra thị trường, nhanh chóng thu hồi vốn và có lãi. Những loài bò sát này mỗi lứa đẻ vài chục trứng.
Nguy cơ lớn
Tìm hiểu tại các cơ quan chức năng ở TP HCM như Chi cục Chăn nuôi Thú y, Sở Công Thương, Sở Y tế cho thấy hiện không có cơ quan nào quản lý các loại động vật làm cảnh đang bày bán trên thị trường. Theo các cơ quan này, nếu là động vật nhập khẩu thì do chi cục thú y vùng cấp phép.
Tuy nhiên, đại diện Chi cục Thú y vùng VI xác nhận lâu nay, chưa thấy những con vật trên làm thủ tục nhập khẩu. Ông Lý Hoài Vũ, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng VI, cho biết đối với động vật hay côn trùng, muốn nhập khẩu vào Việt Nam thì phải xin hướng dẫn từ Cục Thú y, xem con vật đó có nằm trong danh mục cấm hay không. Nếu không nằm trong danh mục cấm, người nhập khẩu phải xin các giấy chứng nhận từ nước xuất khẩu là con vật đó không mang dịch bệnh, được nuôi trong vùng an toàn. Còn đối với con vật dưới nước, phải được Tổng cục Thủy sản đồng ý cho nhập hay không. Nếu được các cơ quan trên chấp thuận, người nhập khẩu phải đến các chi cục thú y vùng để thực hiện thủ tục tiếp theo mới được phép nhập khẩu chính thức. Cho đến thời điểm này, vẫn chưa có ai liên hệ với chi cục để nhập khẩu các loài trên.
TS Lê Quý Kha, Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, nhận định đối với sinh vật ngoại khi xâm nhập Việt Nam trái phép có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường. Bài học ốc bươu vàng vẫn còn nguyên giá trị. Loại ốc này ăn tạp, sinh sản nhanh đã lấn át sinh vật bản địa, phá hoại mùa màng làm cho đồng lúa bị thiệt hại, xâm lấn ao hồ, sông ngòi, kênh rạch. Hay hải ly cũng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, rùa tai đỏ không chỉ ăn tạp, phá hoại hệ sinh thái mà còn là nguồn lây bệnh thương hàn.
TS Kha cảnh báo những sinh vật ngoại này nếu không được kiểm soát dễ mang nhiều dịch bệnh, nguồn lây bệnh cho con người. Bên cạnh đó, có thể lây lan nấm, vi khuẩn… có hại. Bò cạp có độc tính rất cao, nguy hiểm khi tiếp xúc. Ếch cũng có nguy cơ chứa chất độc, sinh sản nhanh lấn át các loài có lợi khác. Nhện không chỉ có độc mà còn là vật truyền bệnh cho nhiều loại cây trồng. Các sinh vật ngoại này còn lai với sinh vật trong nước làm mất giống bản địa, mất cân bằng sinh thái. Do đó, cơ quan chức năng cần sớm có biện pháp kiểm soát các loài sinh vật này.
Nhiều thức ăn côn trùng
Tại TP HCM hiện có nhiều quán chế biến món ăn từ nguyên liệu côn trùng. Nhện có món sấy khô, chiên giòn. Hoặc nhiều món chế biến từ bò cạp hổ phách, bọ kẹp cánh cứng, rết khô, gián đất, tắc kè khô…. Những món ăn này có giá bán từ vài chục ngàn cho đến vài trăm ngàn đồng/con.
Theo Nguyễn Hải / Người lao động
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó