Chăn nuôi
Kiếm tiền tỷ nhờ thụ tinh nhân tạo cho gà Đông Tảo
Mỗi năm chi phí nuôi một con gà Đông Tảo chỉ mất khoảng 200 nghìn đồng/con, trong khi bán ra được hơn 1 triệu đồng/con; con đẹp được đến vài triệu. Đó là số tiền mà tỷ phú 8X đất Khoái Châu, Hưng Yên kiếm được từ việc áp dụng kỹ thuật nuôi gà trong nhà lạnh và thụ tinh nhân tạo để tạo giống.
Lãi gần triệu bạc mỗi con gà
Năm 2006, vợ chồng Nguyễn Tiến Thắng (SN 1981, thôn Ninh Vũ, xã Bình Kiều, huyện Khoái Châu, Hưng Yên) bắt đầu nghề nuôi gà Đông Tảo. Dốc toàn bộ vốn, vợ chồng Thắng nuôi 60 gà trống, 300 gà mái trên diện tích trang trại rộng 230m2 và dù cả ngày đổ công sức vào việc chăm sóc đàn gà nhưng hiệu quả kinh tế chẳng đáng là bao. Anh Thắng nhớ lại, gà nuôi thả hiệu quả sinh sản thấp, hay bệnh tật, chết nhiều.
Gà mái đẻ 60 – 70 trứng/năm nhưng tỷ lệ ấp nở thành công chỉ đạt khoảng 55%. Do đó, trong suốt 7 năm nuôi theo cách cũ, trừ các chi phí, hiệu quả kinh tế mang lại chẳng đáng là bao, cuộc sống hai vợ chồng không có gì khấm khá.
Bài toán đặt ra lúc này vợ chồng anh Thắng phải giải quyết là làm thế nào để gà ít bệnh tật, tỷ lệ ấp trứng nở thành con cao. Cuối năm 2013, vợ chồng anh Thắng quyết định tìm kiếm kỹ thuật chăn nuôi mới. Anh cất công đến nhiều tỉnh tham quan mô hình nuôi gà siêu trứng. Từ đây, anh tìm ra kỹ thuật mới bằng cách thụ tinh nhân tạo cho gà Đông Tảo và nuôi trong phòng lạnh.
Anh Thắng phân tích, nuôi gà Đông Tảo trong môi trường lạnh hạn chế được vi khuẩn và nhiều loại virus nên gà ít bệnh tật. Nhờ có lồng, gà không bị xô đẩy, sinh sản tốt. Mỗi gà mái cho 30 – 180 trứng/ năm, hiệu quả gấp gần 3 lần nuôi truyền thống.
Ngoài ra, bằng cách áp dụng thụ tinh nhân tạo, bình quân 1 gà trống “tải” được 12 – 17 gà mái; tỷ lệ trứng ấp nở đạt 85 – 90%, con giống đẹp, khỏe mạnh. Như vậy, bằng kỹ thuật mới, chủ gà đã giải quyết được bài toán tỷ lệ trứng nở thành con cao, sức đề kháng tốt.
Nhờ đàn gà sinh sản tốt, ít bệnh tật, anh Thắng nhanh chóng nâng cao số lượng đàn gà, từ đó hạ giá thành con giống, góp phần làm lợi cho bà con nông dân. Mỗi tháng anh xuất bán 4.500 – 5.000 gà con; giá loại trung bình khoảng 50 nghìn đồng/con; loại đẹp 80 nghìn đồng/con. Ngoài ra, gà thịt thương phẩm nuôi khoảng một năm đạt trọng lượng từ 3,7 – 4kg/con, bán được giá 180 – 200 nghìn đồng/kg. Gà đẹp bán theo con: 1,5 – 2 triệu đồng/gà.
Mỗi năm, một con gà Đông Tảo đem lại lợi nhuận cả triệu bạc cho anh Thắng.
Anh Thắng ước tính, mỗi năm chi phí nuôi một con gà Đông Tảo chỉ mất khoảng 200 nghìn đồng/con, trong khi bán ra được hơn 1 triệu đồng/con; con đẹp được đến vài triệu. Như vậy, trung bình anh Thắng lãi cả triệu bạc mỗi con gà. Nhờ đổi mới kỹ thuật mà mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Sau 3 năm đổi mới, vợ chồng anh Thắng thành công vượt bậc.
Hiện đàn gà của anh có 500 gà trống, 900 gà mái, mỗi năm xuất bán hơn 40.000 gà giống; 40.000 – 50.000 quả trứng, 500- 600 gà thương phẩm. “Trừ chi phí, mỗi năm tôi thu lãi trên 500 triệu đồng”, chủ gà cho biết. Như vậy, sau vài năm nuôi gà Đông Tảo theo phương pháp mới, vợ chồng anh Thắng giờ đây thành tỷ phú nuôi gà.
Sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm
Chủ trại gà chia sẻ, bắt đầu nuôi phải chọn con giống tốt; sau khi nuôi hậu bị từ 3 – 5 tháng đạt trọng lượng 1,6kg/ con thì cho lên lồng. Cứ 3-4 gà mái/ lồng; 1-2 gà trống/ lồng, ngày cho gà ăn 2 lần: sáng, chiều. Thức ăn chủ yếu là cám công nghiệp kết hợp rau xanh. Riêng gà trống mỗi tuần cho ăn thêm 3 lần giá đỗ, mầm thóc để tăng sản lượng tinh trùng.
Từ 6 – 7 tháng tuổi gà trống cho tinh. Lúc này có thể áp dụng thụ tinh nhân tạo cho gà. Theo đó, định kỳ 3 ngày lấy, thụ tinh 1 lần vào 16-17h. Dụng cụ gồm cốc và pipet (que thụ tinh) vô trùng. Thực hiện cần có 2 người: Một người ôm gà trống vào lòng, tay trái luồn dưới lườn gà, nắm cẳng trái. Tay phải vuốt từ lưng đến đuôi kích thích 3 lần. Sau đó, dùng ngón trỏ và cái day bóp 2 bên huyệt của gà. Khi gà cho tinh, người còn lại dùng chén hứng lấy.
Sau khi lấy tinh, cần thụ ngay cho gà mái. Kích thích gà mái tương tự gà trống, khi huyệt đạo chuyển động, vòi trứng mở, kỹ thuật viên dùng pipet hút 0,1cc tinh từ cốc, bơm vào vòi trứng cho gà mái.
“Chú ý, mỗi lần thụ tinh được 3 ngày, trứng hai ngày đầu dùng bán thương phẩm, chỉ dùng trứng ngày thứ 3 để ấp nở con giống. Trứng ấp phải khử trùng bằng formol, chọn quả không quá to, quá nhỏ. Chu kỳ 14 – 15 tháng, thay đàn gà bố mẹ mới”, chủ trang trại gà tỷ mỉ hướng dẫn.
Chia sẻ về kỹ thuật làm chuồng nuôi, chủ trang trại nhấn mạnh: “Chuồng cần có tường bao kín cố định, mái che mưa, nắng tốt. Có hệ thống làm mát, sưởi ấm, thắp sáng, máy phát điện dự phòng. Các dãy lồng thiết kế 2 tầng, rộng 1,2m, chạy dài suốt khu nuôi. Mỗi tầng ngăn chia các ô dài: 40cm, rộng: 40cm, cao 35cm. Sàn lồng dốc ra ngoài 15 – 20 độ để tiện thu gom trứng. Quá trình nuôi cần tiêm phòng đầy đủ, vệ sinh chuồng trại mỗi ngày”.
Mỗi con gà đẹp bán được giá từ 1,5 – 2 triệu đồng.
Từng nhiều năm nuôi gà Đông Tảo nhưng không mang lại hiệu quả kinh tế, chỉ vài ba năm nay thành công với kỹ thuật nuôi mới nên anh Thắng hiểu được những khó khăn của những người mới lập nghiệp bằng mô hình nuôi gà Đông Tảo. Bằng sự thành tâm , anh Thắng cho biết sẵn sàng truyền lại kinh nghiệm cho những ai tìm đến với anh học hỏi kinh nghiệm.
Theo Hữu Sơn / Báo Pháp Luật
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó