Chăn nuôi
Lạ mà hay: cử nhân trồng cỏ hoàng ngọc nuôi thỏ, con nào cũng to khỏe
Anh Đỗ Ngọc Sơn (Yên Bái) trồng cỏ hoàng ngọc là 1 loại dược liệu để nuôi giống thỏ Newzealand lông trắng, mắt hồng được gần 3 năm. Trung bình mỗi năm anh Sơn xuất khoảng 7 lứa thỏ, thu về từ 230 – 250 triệu đồng.
Anh Đỗ Ngọc Sơn (SN 1984) ở xã Mậu Đông (Văn Yên, Yên Bái) là cử nhân Đại học Điện Lực. Từng thử sức ở nhiều lĩnh vực rất “hot” như kinh doanh, marketing nhưng cuối cùng chàng cử nhân vẫn quyết định quay về quê hương làm trang trại nuôi thỏ từ năm 2016.
Trại nuôi thỏ của gia đình anh Đỗ Ngọc Sơn.
Khi mới bắt đầu, anh Sơn đầu tư diện tích chuồng trại 250 m2 với gần 700 thỏ nái giống Newzealand. Tuy nhiên, do thỏ chưa thích nghi được với khí hậu địa phương và bản thân anh Sơn cũng không nắm chắc kỹ thuật nên thỏ chậm lớn, ăn uống kém, bị chướng bụng, đi ngoài, nấm, ghẻ... Kết quả, một loạt thỏ gần trăm con lăn ra chết do bệnh cầu trùng vào tháng 8/2017, mỗi ngày chết rải rác vài con khiến anh Sơn “tá hỏa”.
Sau lần ấy, anh Sơn mới rút ra bài học là dù làm nông dân thì cũng cần phải có kiến thức, kỹ thuật chứ không thể nuôi con gì hay trồng cây gì theo cảm tính. Vì vậy, anh lùng sục trên mạng internet tất cả những trang báo nông thôn, trang thông tin về khuyến nông dạy nuôi thỏ, đồng thời tìm hiểu và hỏi kinh nghiệm từ những người đã nuôi thỏ thành công.
Anh Sơn cho biết, thỏ Newzealand mắn đẻ 5 – 6 lứa/năm, mỗi lứa từ 6 – 7 con.
Để chủ động nguồn thức ăn an toàn cho thỏ và hạn chế kháng sinh đến mức thấp nhất, anh Sơn thuê 300 m2 đất vườn của người dân địa phương để trồng rau lang và cây hoàng ngọc. Cây hoàng ngọc vốn là loài cây mọc hoang dại và là loại cây này thảo dược tự nhiên giúp tăng sức đề kháng cho đàn thỏ. Cây dại này không có chất độc hại lại rất an toàn khi dùng để chữa bệnh cho thỏ, giúp tạo ra thịt thỏ sạch và thơm ngon hơn.
Cây hoàng ngọc là loại thảo dược tự nhiên, có thể làm thức ăn cho thỏ.
Hiện nay, mỗi năm gia đình anh Đỗ Ngọc Sơn xuất bán gần 2000 con thỏ thịt, với giá 70.000 – 80.000 đồng/kg, thu về khoảng 230 triệu đồng.
Tương tự như anh Sơn, anh Nguyễn Quang Vinh (SN 1985) ở xã Minh Quán (Trấn Yên – Yên Bái) đã từng đi XKLĐ ở Nga, sau khi tích cóp được số vốn khá anh trở về quê, khởi nghiệp với giống thỏ Newzealand. Đợt nóng tháng 6 – 7/2017, Vinh khoảng 20 con nái và vài chục thỏ con trong chuồng không chịu nổi và lăn ra chết. Để khắc phục hè này anh Vinh đã làm trần xốp, lưới đen bao quanh và phun nước để làm mát nên cả đàn thỏ không hề hấn gì ngay cả trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm gần 40 độ.
Thỏ chủ yếu ăn cám công nghiệp và các loại rau.
Gần 2 năm có cả thành công và thất bại, vượt qua những giai đoạn khó khăn khi giá thỏ rớt theo giá lợn còn 50.000 đồng/kg... hiện giá thỏ đã ổn định, mỗi tháng anh Vinh đều đặn xuất khoảng 100 con ra thị trường, thu nhập bình quân 10 triệu/tháng.
Nhiều mô hình nuôi thỏ trắng New Zealand đã và đang mang lại hiệu quả cao cho người nông dân.
Thỏ Newzealand có ưu điểm thịt ngon và tăng trưởng ổn định, được ưa chuộng và tiêu thụ rộng rãi tại các tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định... nếu được đầu tư kỹ lưỡng về vốn và kỹ thuật thì giống thỏ Newzealand hoàn toàn có thể trở thành loại thương phẩm mang lại thu nhập khá cho người dân Yên Bái và các tỉnh miền núi phía Bắc.
Theo Quỳnh Nguyễn / Dân Việt
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó