Chăn nuôi
Lãi nửa tỷ mỗi năm từ nuôi con ngày bay làm mật, tối ngủ ngon
Trong khi nhiều người nuôi ong “dở khóc, dở cười” vì thua lỗ, thì anh Trần Văn Thạo, bản Nà Hạ 2, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La lại nhẹ nhàng “bỏ túi” gần nửa tỷ đồng/năm, nhờ bí quyết nhân đàn ong mật-loài vật nuôi bay cả ngày kiếm phấn hoa làm mật, tối ngủ ngon lành...
Gần 20 năm gắn bó với nghề nuôi ong, anh Thạo hiểu một những thuộc tính cũng như kỹ thuật nuôi đàn vo ve này.
Anh Thạo cho biết: Nghề nuôi ong được ví như “con đường gồ ghề” chứ không bằng phẳng, dễ dàng như nhiều người nghĩ. Nghề này có nhiều sóng gió, bấp bệnh, nếu không “tỉnh đòn” thì sạt nghiệp như bỡn. Không ít người điêu đứng, mất nhà cửa vì nuôi ong thua lỗ.
Anh Thạo bắt đầu đến với nghề nuôi ong từ năm 1990
“Trong quá trình nuôi ong, tôi cũng phải nếm ‘trái đắng” một số lần. Thất bại của tôi không phải do thiếu kinh nghiệm mà vì giá mật ong xuống thấp, thời tiết xấu. Mỗi lần thất bại là mỗi lần tôi có thêm bài học. Tôi rút ra một điều là, muốn “sống khỏe” từ nghề ong thì phải biết co, biết duỗi, biết nắm thời điểm...” – anh Thạo tiết lộ.
Theo anh Thạo, nắm thời điểm ở đây có nghĩa là, người nuôi ong phải biết khi nào thì nên dâng đàn ong, khi nào thì co đàn ong lại. Nếu nguồn hoa tốt, mật nhiều thì người nuôi phải dâng đàn ong, tức là đang có một trăm đàn thì có thể nhân lên thành 300 – 400 đàn ong để khai thác được nhiều mật. Ngược lại, nếu nguồn hoa xấu, mật ít thì đang 200 đàn phải rút xuống 100 hoặc 150 đàn.
Theo anh Thạo, muốn kiếm được lợi nhuận cao từ nghề nuôi ong, thì người nuôi phải mạo hiểm trong việc di chuyển đàn ong và mạnh dạn đầu tư chăm sóc, nuôi dưỡng
“Việc đầu tư chăm sóc, nuôi dưỡng đàn ong rất quan trọng. Một năm, tôi chỉ đầu tư cho ong ăn đường, mật ong vào tháng 6, 7 và tháng cuối năm. Những tháng khác, tôi tận dụng nguồn hoa sẵn có bên ngoài để ong hút mật. Trong thời gian đầu tư, tôi thưởng giữ đàn ong ở mức ổn định (khoảng 200 đàn) để giảm chi phí. Con ong có khỏe, đàn ong có thế mạnh, đông quân thì mới khai thác được nhiều mật...” – anh Thạo cho hay.
Nhờ nắm bắt được thời điểm để dâng đàn ong mà năm nào anh Thạo cũng "trúng đậm" lãi gần nửa tỷ đồng
Được chăm sóc tốt nên đàn ong của anh Thạo con nào, con nấy cũng to, khỏe. Không chỉ bám nhung nhúc trên cầu mà ong bu kín nóc các thùng gỗ nuôi ong. Mỗi thùng ong của anh thường có từ 7 – 10 cầu, cầu nào, cầu nấy cũng ken đặc ong thợ...
Cũng theo anh Thạo, ngoài nắm thời điểm, người nuôi ong phải đặc biệt chú ý tới thời tiết, thường xuyên theo dõi thời tiết. Thời tiết thuận lợi thì nguồn hoa mới dồi dào, đàn ong mới phát triển mạnh được. Gặp thời tiết thuận lợi, người nuôi ong phải chủ động nhân đàn và đầu tư nuôi dưỡng thật mạnh. Thời điểm nhân đàn ong tốt nhất là vào kì sang xuân.
Anh Thạo nắm rõ kỹ thuật nhân đàn ong trong lòng bàn tay
Chia sẻ bí quyết nhân đàn ong mật với Dân việt, anh Thạo vui vẻ nói: Mỗi đàn ong, dù đông quân hay ít quân cũng chỉ có một ong chúa. Muốn nhân “đàn vo ve” thì bắt buộc phải nhân số ong chúa. Chẳng hạn, một đàn ong có 8 cầu, muốn làm ong chúa đàn này thì phải nhốt con ong chúa lại.
Quá 24 tiếng, đàn ong thợ này biết mất chúa. Sau đó gắn mũ vào cầu, rồi lấy từng con trùng bé như cái tóc (do con ong chúa đẻ ra) đặt vào từng mũ chúa, to bằng đầu ngón tay, đúc bằng sáp, rồi đặt vào đàn ong mất chúa.
Khi đàn ong thợ biết mất chúa, chúng sẽ tiết sữa để nuôi số trùng ở trong các mũ chúa. Thời gian ong thợ nuôi trùng để nở ra ong chúa cũng lâu hơn, lượng sữa cũng nhiều hơn so với nuôi con trùng nở ra ong thợ non. Khoảng 11 ngày, con trùng này sẽ nở thành ong chúa, trước đó, người nuôi phải tách đàn rồi đặt mũ ông chúa sắp nở vào đó. Thêm một ngày nữa thì con trùng này sẽ nở ra, trở thành ong chúa của đàn ong. Cứ như thế thì từ 100 đàn có thể tăng lên 300 – 400 đàn, tùy theo ý muốn của người nuôi...
Đàn ong của anh Thạo con nào, con nấy cũng khỏa mạnh, siêng đi làm mật
Cùng với bí quyết nhân đàn ong mật, anh Thạo cũng thường xuyên di chuyển đàn ong đến những nơi dồi dào nguồn hoa. “Muốn “đàn vo ve” đem lại cho mình lợi nhuận cao thì phải tích cực tìm kiếm nguồn hoa lạ, rồi di chuyển đàn ong đến làm mật. Việc này cũng khá mạo hiểm, vì chi phí vận chuyển cao. Vì vậy, đòi hỏi người nuôi ong phải có mối quan hệ gắn bó với đồng nghiệp ở nhiều nơi, để có thể thường xuyên trao đổi, nắm bắt thông tin. Khi đó, việc di chuyển đàn ong đi làm mật mới đạt hiệu quả cao được...” – anh Thạo thông tin.
Hiện, anh Thạo có khoảng 500 đàn ong. Nhờ đầu tư chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lí, chu đáo và bí quyết nhân đàn ong mật, mỗi năm anh Thạo bán hàng tấn mật ong các loại như: mật ong nhãn, mật ong rừng, mật ong xú vẹt, mật keo... ra thị trường. Sau khi trừ chi phí, anh Thạo lãi gần nửa tỷ đồng.
Theo Văn Chiến / Dân Việt
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó