Chăn nuôi
Làm giàu ở nông thôn: Dùng 3 triệu vốn nuôi thỏ, bỏ túi 200 triệu/năm
Với 3 triệu đồng tiền lương tháng cuối cùng, chàng trai 9X ở Quảng Trị đã “liều mạng” đầu tư nuôi thỏ và nay mỗi năm "bỏ túi" 200 triệu đồng. Đó là Lê Phước Trung, 24 tuổi, thôn Thượng Xá, xã Hải Thương, Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
Tháng lương cuối cùng
Ngôi nhà chàng trai 9X nằm gần quốc lộ 1A, trong vườn có 2 chuồng nuôi thỏ thường xuyên có khoảng 1.200 con thỏ sinh sản, thỏ thịt. Dù làm việc chân tay của nhà nông thực thụ, nhưng Trung vẫn giữ dáng thư sinh, nho nhã.
9X Lê Phước Trung có thu nhập 200 triệu đồng/năm từ mô hình nuôi thỏ. Ảnh: Ngọc Vũ
Vừa chăm sóc thỏ, Trung vừa kể, sau khi học xong Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Đà Nẵng năm 2013, Trung làm việc ở phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng cho 1 công ty tại tỉnh Thanh Hóa, mức lương 3 triệu đồng/tháng.
Cuối năm 2013, Trung được cử đi công tác tại Hà Nội và tình cờ biết đến Trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây (thuộc Viện Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – gọi là Trung tâm).
“Thỏ là loài vật em yêu thích từ nhỏ. Vì vậy, khi biết trung tâm gần chổ làm nên thứ bảy, chủ nhật được nghỉ là em lại bắt xe ra ghé thăm và xin phụ việc cắt cỏ, dọn vệ sinh để học hỏi kinh nghiệm nuôi.
Những chú thỏ xinh xắn khiến Trung thích thú và nuôi với số lượng lớn: Ảnh: Ngọc Vũ
Ngày càng đam mê nghề nuôi thỏ, yêu quý những con vật dễ thương có bộ lông trắng như cục bông, Trung quyết định nghỉ việc tại công ty xây dựng, xin vào trung tâm làm việc không lương để học nuôi thỏ.
Nhớ lại thời điểm đó, Trung kể, lúc gọi điện về nhà thông báo nghỉ việc, bố mẹ Trung như hét lên trong điện thoại: “Con có bị khùng không. Ăn học bao nhiêu năm, công việc ổn định lại nhàn hạ, tại sao bỏ việc. Con tưởng làm giàu dễ lắm sao...”. Lúc ấy, Trung chỉ biết im lặng và thầm nghĩ rằng mình sẽ chứng minh bằng thực tế.
Thông minh, nhạy bén, lại đam mê nên Trung nhanh thạo việc. Sau một tháng học hỏi, đầu năm 2014 Trung dùng hết 3 triệu đồng tiền lương tháng cuối cùng tại công ty xây dựng để mua 20 giống thỏ giống mang về quê nhà. Trung thì sốt sắng, vui mừng, còn ba mẹ chàng trai 9X lại nẫu cả ruột gan khi thấy con trai bỏ việc, trở về nhà túi không còn một cắc bạc và quay lại nghề nông.
Không có tiền, Trung đi thu gom gỗ tạp ở các xưởng cưa về đóng 5 chiếc lồng nuôi thỏ ở sau hè nhà. Sau 2 tháng, đàn thỏ sinh sản được 100 con. Thế nhưng, gian truân bước đầu đã đến với chàng trai. Thỏ con sau khi tách mẹ được 1 tháng thì đột ngột chết sạch. Rà soát lại quy trình nuôi, hỏi các bậc tiền bối, Trung nhận ra rằng, mình đã quá chủ quan, không phòng bệnh cho thỏ con.
Lãi 200 triệu đồng/năm
Một tháng sau, lứa thỏ con thứ 2 ra đời, Trung tiến hành tách ra khỏi thỏ mẹ, cho uống thuốc phòng các bệnh thường gặp như sình bụng, tiêu chảy, bại huyết thỏ, ghẻ…từ rất sớm. Không có tiền mua bột, hàng ngày, Trung cặm cụi ra vườn bứt cỏ, cây lá cho thỏ ăn.
Theo chàng nông dân 9X Lê Phước Trung, thức ăn của thỏ khá đa dạng với nhiều loại thực vật. Nuôi thỏ quan trọng phải phòng bệnh tốt, chổ ở sạch sẽ. Ảnh: Ngọc Vũ
Trung kể, trước kia làm ở công ty xây dựng, lúc nào cũng áo quần đóng thùng, dày dép sạch đẹp, khi trở về quê nuôi thỏ, hàng ngày ra đồng bứt cỏ, bà con hàng xóm ai cũng bảo là dại dột. Trung đề nghị ba mẹ cầm cố sổ đỏ vay ngân hàng để lập trang trại nuôi thỏ, nhưng không được tin tưởng và bị từ chối. Thực lòng lúc đó Trung có chút chận lòng, tự ái. Nhưng rồi, niềm đam mê và quyết tâm làm giàu đã giúp em vượt qua tất cả.
Lứa thỏ đầu tiên thành công, Trung bán đi 50 con với giá 7 triệu đồng, 50 con còn Trung để lại tiếp tục gây giống. Trung cho biết, thỏ là loài “ham” đẻ, mỗi năm từ 7-8 lứa, mỗi lứa từ 8-10 con. Cứ sau mỗi lứa, Trung bán đi một nữa, còn lại một nữa để nhân đàn. Theo Trung, thỏ có thể ăn được rất nhiều loại lá cây, hoa quả. Vì vậy, Trung trồng cỏ voi, rau khoai lang và cây chè giàu đạm cho thỏ ăn. Thỏ chịu lạnh tốt, nhưng chịu nóng kém. Thỏ từ khi mới sinh ra, nuôi khoảng 3 tháng thì đạt trọng lượng 2-2,5 kg, giá bán 85.000 đồng/kg.
Trung cho biết, chuồng nuôi thỏ cách mặt đất từ 60cm đến 1 mét, có hệ thống uống nước tự động, sạch sẽ, thoáng mát sẽ tạo điều kiện cho thỏ phát triển. Ảnh: Ngọc Vũ.
Năm 2016, khi đã có đủ tiềm lực, Trung đầu tư xây dựng chuồng trại quy mô, có đủ hệ thống phun sương làm mát trên mái nhà, máng nước uống tự động, lồng cách nền nhà 60cm, thoáng mát…để nuôi thường xuyên 1.500 con thỏ.
Mỗi năm, Lê Phước Trung sản xuất được hơn 20 tấn thịt thỏ hơi cho thị trường cả nước, doanh thu 400 triệu đồng, sau khi trừ chi phí lãi 200 triệu đồng.
“Theo Trung, hiện nay thanh niên đang thất nghiệp rất nhiều, vì vậy cần tìm hướng đi mới cho chính mình. Chỉ cần có đam mê sẽ làm được tất cả...” – Trung thổ lộ.
Theo Ngọc Vũ / Dân Việt
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó