Chăn nuôi
Làm giàu ở nông thôn: Nuôi con trắng muốt, tai vểnh, 8x đất Ải lãi 20 triệu/tháng
Tốt nghiệp THPT, không đi học đại học như nhiều bạn bè cùng trang lứa chàng trai 8x Nguyễn Ngọc Thạch đã quyết định nhập ngũ. Sau 3 năm rèn luyện trong quân ngũ anh trở về quê thôn Mạn Đường B, xã Mai Sao, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) khởi nghiệp thành công với mô hình nuôi thỏ New Zealand cho thu nhập gần 250 triệu đồng/năm.
Được vài người bạn mách nước rằng, thỏ Newzealand là một giống thỏ có nhiều ưu điểm hơn so với các giống thỏ thông thường khác như khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, sinh sản nhiều, thịt thơm ngon, hấp dẫn, anh Thạch đã lặn lội tới các trang trại nuôi thỏ New Zealand ở các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Bắc Giang… để học hỏi kinh nghiệm nuôi thỏ, kỹ thuật nuôi thỏ và tìm mua giống về với hy vọng thoát nghèo vươn lên làm giàu.
Những chú thỏ con có bộ lông trắng muốt, tai vểnh dài màu hồng trông rất đẹp.
Năm 2012 là những ngày đầu mới nuôi thỏ, thời điểm đó còn gặp rất nhiều khó khăn vì đây là nghề còn quá mới với anh. Mặt khác, ở Việt Nam thời điểm này thỏ New Zealand còn chưa nuôi phổ biến. Thỏ nuôi mãi không lớn do thức ăn chưa phù hợp. Lông thỏ không được óng mượt nên chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của các công ty thu mua nước ngoài. Bên cạnh đó, việc anh Thạch xử lý phân thỏ chưa tốt nên khu vực nuôi rất nhiều mùi hôi thối ảnh hưởng tới cảnh quan và đời sống của cư dân xung quanh. Để khắc phục tình trạng đó, hai vợ chồng anh Thạch đã phải mày mò tìm hiểu thêm các sách kỹ thuật nuôi thỏ từ cải tiến cách nuôi, xử lý mùi và tận dụng phân thỏ.
Chuồng trại nuôi thỏ được anh Thạch đầu tư xây dựng khoa học, có hệ thống dẫn nước uống tự động, máng ăn và lông nuôi tháng mát.
Qua một thời gian nuôi, thấy mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao, chi phí đầu tư không cao, công chăm sóc và diện tích chuồng nuôi không lớn, anh Thạch tiếp tục mở rộng quy mô đàn, nâng số lượng lên. Hiện nay, với diện tích 700m2, trong chuồng của gia đình anh có hơn 2.000 con thỏ, trong đó có thỏ mẹ sinh sản, thỏ thương phẩm, thỏ con...Với giá bán từ 160.000 – 170.000 đồng/kg thỏ thịt, thỏ giống 100.000/con anh Thạch đạt doanh thu 70 triệu/ tháng sau khi trừ chi phí gia đình anh lãi 20 triệu đồng.
Trại thỏ của anh Thạch hiện có hơ 2.000 con bao gồm thỏ sinh sản, thương phẩm và thỏ giống, thỏ con...
“Giống thỏ New Zealand ít bệnh tật, nhưng để chăn nuôi thành công cần chăm sóc kỹ càng, dành nhiều thời gian để trông nom, quan tâm nhiều hơn. Như ở vùng mình, điều kiện về mùa hè nhiệt độ cao thỏ phát triển chậm hơn nên chú ý để đảm bảo nhiệt độ trong chuồng để chăn nuôi hiệu quả hơn”, anh Thạch chia sẻ về kinh nghiệm nuôi thỏ New Zealand.
Thỏ Newzealand là một giống thỏ có nhiều ưu điểm hơn so với các giống thỏ thông thường khác như khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, sinh sản nhiều..
Đây là một giống thỏ có nhiều ưu điểm hơn so với các giống thỏ thông thường khác như khả năng sinh trưởng, phát triển nhanh, sinh sản nhiều, thịt thơm ngon. Thỏ là con vật dễ nuôi, sinh sản và phát triển nhanh, từ khi đẻ ra đến khi xuất chuồng chỉ 2.5 - 3 tháng nuôi, ít bệnh tật, thường thỏ chỉ bị bệnh ghẻ, nấm, rối loạn tiêu hoá, nên nguy cơ rủi ro thấp. Do phải xuất hàng liên tục hàng tháng nên tại trại nuôi của anh Thạch có rất nhiều đàn thỏ để nuôi gối liên tục. Do đó, cứ đều đặn, sau 1 tháng lứa này xuất thì lứa gối tiếp theo đã đủ cân để xuất chuồng.
Anh Thạch cho biết, vì là công ty Nhật Bản bao tiêu sản phẩm nên các quy định về thỏ cũng rất nhiều, cân nặng phải đủ trên 2kg mới được xuất. Lông thỏ lúc nào cũng phải bóng đẹp, lông xấu người ta không lấy thì phải bán ra ngoài cho các nhà hàng. Khách hàng Nhật yêu cầu rất kĩ về lông thỏ, do bộ lông này được dùng để làm các sản phẩm thời trang.
Thỏ tại đây được cho ăn hoàn toàn bằng cám để đáp ứng các tiêu chuẩn mà phía thu mua đề ra.
Để đảm bảo chất lượng thịt, thỏ ở đây chủ yếu ăn cám công nghiệp, loại cám nhiều chất xơ để thỏ không quá nhiều mỡ. Thỏ được nuôi theo quy chuẩn mà công ty đưa ra. Hệ thống chuồng trại được xây thoáng mát, lồng nuôi sắp xếp khoa học. Ngoài ra anh Thạch còn thiết kế hệ thống gom phân thỏ phía dưới để tận dụng phân thỏ rơi. Phân thỏ theo đường thoát sẽ xuống hố Biogas để tận dụng làm chất đốt, đồng thời tận dụng nuôi giun quế chăn cá.
Từ những thành công đạt được, nhiều người đã đến tìm hiểu về mô hình và kỹ thuật nuôi thỏ đều được anh Thạch hướng dẫn cụ thể. Từ việc mua giống New Zealand cho đến cách nhân giống ra sao đều được anh nhiệt tình hướng dẫn.
Theo Chang Liễu / Dân Việt
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó