Chăn nuôi
Lợn, gà ăn kháng sinh vô tội vạ, con người chịu thảm họa
Thuốc kháng sinh là các chất hoá học tổng hợp hoặc tự nhiên có thể giết hoặc ức chế sự phát triển của vi sinh vật. Chúng là một trong những dạng hóa trị liệu thành công nhất được sử dụng trong điều trị các bệnh truyền nhiễm, việc sử dụng có hiệu quả bắt đầu vào giữa những năm 1940 đã tạo ra những thay đổi mang tính cách mạng trong điều trị các bệnh truyền nhiễm.
Cần sử dụng hợp lý, không quá lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi (ảnh minh họa)
Việc tiêu thụ thuốc kháng sinh đã tăng đáng kể từ năm 2000 đến năm 2010 (Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], 2014a). Cụ thể, các quốc gia BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) sử dụng kháng sinh cao nhất, khoảng 76% so với toàn cầu. Trong khoảng từ năm 2010 đến 2030, tiêu thụ kháng sinh dự kiến sẽ tăng 67% trên toàn thế giới. Cụ thể, lượng kháng sinh cho vật nuôi có thể sẽ tăng lên 2/3 trong vòng 15 năm tới nếu không có sự can thiệp (Van Boeckel và cộng sự, năm 2015).
Tuy nhiên, hiệu quả của việc sử dụng kháng sinh đang bị thách thức bởi sự lạm dụng thuốc kháng sinh, gây hiện tượng kháng kháng sinh.
Kháng kháng sinh của vi sinh vật là một quá trình tự nhiên theo tiến trình ứng phó với áp lực chọn lọc (Wright, 2010). Kết quả là các kháng sinh, hóa dược không thể chống lại các vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng) dẫn đến nhiễm trùng lâu dài. Các vi khuẩn có được sức kháng thuốc bằng cách kết hợp các gen kháng thuốc vào bộ gen hoặc plasmid của vi khuẩn thông qua liên hợp, chuyển đổi, hoặc chuyển nạp (Tenover, 2006), các gen hoặc plasmid kháng thuốc có thể tự nhân lên trong vi khuẩn và có khả năng truyền từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác, tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng.
Khả năng kháng kháng sinh trong vi khuẩn không phải là mới, đã có ở các bài viết trong các tạp chí cách đây 50 năm. Hầu hết các nguyên tắc quan trọng liên quan đến bản chất, phổ biến và kiểm soát kháng kháng sinh đã được biết: vai trò của việc sử dụng kháng sinh không phù hợp trong việc điều trị bệnh, khả năng của các vi sinh vật kháng thuốc lan truyền trong bệnh viện và hạn chế tác dụng kháng sinh trong kiểm soát bệnh.
Hiện nay, đã phát hiện hơn 890 loại enzyme kháng kháng sinh, nhiều hơn các kháng sinh đã được sản xuất.
Một báo cáo gần đây từ một cuộc khảo sát của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) cho thấy 51% trong số 152 quốc gia tham gia đã cấm hoàn toàn việc quảng bá dùng kháng sinh trong chăn nuôi với mục đích tăng trưởng, 19% đã cam kết cấm một phần (Rushton, 2015). Mặc dù pháp luật, hệ thống giám sát việc cấm sử dụng kháng sinh phi điều trị đang gia tăng (Diaz, 2013), nhưng loại bỏ hoàn toàn là khó khăn nếu không có các giải pháp thay thế.
Hạn chế kháng sinh trong chăn nuôi đang được ưu tiên xử lý
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã soạn thảo một kế hoạch hành động thực hiện trên toàn cầu, đánh giá tình hình hiện tại, thiết lập khuôn khổ pháp lý và giám sát các chương trình ở cấp khu vực và quốc gia để đảm bảo sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý, điều này cũng có nghĩa là quyết liệt giảm sử dụng kháng sinh. Các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ phải phát triển các chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức trên phạm vi toàn quốc, các cơ quan quản lý theo dõi việc sử dụng thuốc kháng sinh trong các bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khoẻ và trong chăn nuôi.
Sử dụng kháng sinh như chất kích thích tăng trưởng cần phải được chấm dứt. Các chương trình quản lý chất lượng trong các trang trại cần được thực thi để ngăn ngừa nhiễm bệnh bằng cách cải thiện vệ sinh, làm sạch nguồn cung cấp nước... Ngoài ra, tăng cường hợp tác quốc tế và tăng cường năng lực để quản lý, giám sát, kiểm soát việc sử dụng kháng sinh, hóa dược.
Theo Liên Hương / Dân Việt
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó