Chăn nuôi
Mô hình nuôi heo không chất thải tại Bạc Liêu
Tại Hợp tác xã kinh tế Xanh, Bạc Liêu, chất thải từ nuôi lợn được chuyển thành biogas chạy máy phát điện, phục vụ trang trại, các ao nuôi tôm.
Hợp tác xã kinh tế Xanh thành lập tại xã Vĩnh Trạch, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu được cấp giấy phép kinh doanh đầu tháng 7/2012. Hoạt động chính trong lĩnh vực chăn nuôi, với hệ thống trang trại gồm bốn chuồng nuôi, mỗi năm, hợp tác xã cung ứng khoảng 9.600 con lợn thịt ra thị trường. Cứ 4 - 4,5 tháng xuất chuồng một lứa.
Mô hình chăn nuôi lợn được thực hiện liên kết giữa hợp tác xã kinh tế Xanh và công ty CP. Theo đó, công ty CP đầu tư con giống, thức ăn và quy trình kỹ thuật chăm sóc heo. Thịt heo sạch được công ty bao tiêu và giới thiệu tại của hàng thực phẩm sạch. Tuy nhiên, nhận thấy chăn nuôi lợn sinh ra lượng chất thải lớn bao gồm cả chất thải rắn, lỏng, khí, hợp tác xã đã đầu tư hệ thống hầm biogas để tận dụng nguồn chất thải chăn nuôi, đồng thời tạo ra nguyên liệu vòng tròn khép kín phục vụ sản xuất.
Chuồng nuôi được thiết kế xa nhau, xen kẽ ao, cây cối tạo cảnh quan xanh và môi trường trong lành. Ảnh: Bizmedia |
Toàn bộ phân heo được xịt rửa hàng ngày đưa ra hệ thống biogas trong khu vực có diện tích 8.000 m2 chứa chất thải, 4.000m2 trữ khí gas.
Lượng phân heo nhiều sinh ra lượng khí gas (CH4) lớn, để đảm bảo an toàn, hầm biogas được che phủ bằng bạt chống thấm HDPE dày 1mm, tuổi thọ lên đến 20 năm.
Hệ thống có khả năng tạo ra 800kWh điện, đủ cung cấp cho trang trại, chạy quạt hút mùi vào giờ cao điểm, chạy quạt trên ao nuôi tôm và cấp điện sinh hoạt cho khu vực nhà ở của công nhân.
Ngoài các lợi ích chính từ việc nuôi heo, mô hình máy phát điện còn phục vụ chạy quạt cho hệ thống ao nuôi tôm trong khuôn viên trang trại. Nguồn phân thu được từ đáy hầm biogas mỗi năm tận dụng lại làm phân bón cho hàng trăm gốc dừa quanh chuồng nuôi. Dừa cho trái, đồng thời cho bóng mát, tạo cảnh quan xanh, sạch cho trang trại.
Hầm biogas “khổng lồ” phủ bạt HDPE để sản xuất điện từ chất thải của lợn tại trang trại. Ảnh: Bizmedia |
Bên trong chuồng nuôi, lợn được theo dõi sức khỏe định kỳ, đánh số "chứng minh nhân dân" bằng cách bấm tai. Lợn ở nhà điều hòa. Đầu chuồng thiết kế hệ thống làm mát bằng hơi nước, cuối chuồng là hệ thống quạt gió lớn hút hơi mát và cả mùi hôi của phân heo, thổi vào hệ thống ống khói hút mùi để đưa lên cao trước khi thải ra môi trường. Hệ thống quạt gió được bật tự động khi nhiệt độ trong trại nuôi vượt quá 29 độ C. Nhờ đó, xung quanh khu vực chăn nuôi hầu như không còn mùi hôi.
Nước sạch được đưa vào cho heo uống và tắm hàng ngày, vùng nước tắm thay ngày hai lần. Máng thức ăn đặt tự động, heo ăn đến đâu ủi mõm làm thức ăn rơi xuống máng, không dây bẩn ra chuồng trại, không dư thừa.
Thời gian nuôi lợn trung bình từ 4 - 4,5 tháng một lứa. Trọng lượng trung bình đạt tiêu chuẩn xuất chuẩn là 100kg một con. Lợn được kiểm tra thú y định kỳ, bao tiêu nên có đầu ra ổn định.
“Nhà điều hòa” của lợn được làm mát nhờ hệ thống quạt gió lớn và dàn làm mát bằng hơi nước. Ảnh: Bizmedia |
Theo Hải Anh / Vnexpress
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó