Chăn nuôi
Mua mẻ tằm tươi sống lúc nhúc về ăn: Đại bổ như sâm
Được quảng cáo như một loại thực phẩm siêu chức năng, thậm chí tốt hơn cả sâm nhung, ăn lại có vị bùi, béo ngậy và thơm ngon nên con tằm tươi sống đang được người dân Hà thành săn mua về chế biến thành đủ món.
Mốt ăn tằm tươi tẩm bổ
Trả xong 40.000 đồng tiền phí vận chuyển, chị Hoàng Ngọc Diệu Linh ở ngõ 20 Hồ Tùng Mậu (Cầu Giấy, Hà Nội) mở ngay chiếc túi nilon màu đen vừa nhận được ra khoe: “Chúng vẫn còn bò lúc nhúc, con nào con ấy mập ú nhìn tươi hơn cả mẻ đợt trước tôi đặt”.
Bốc ngay mấy con lên tay cho chúng bò lổm ngổm, chị Linh nói tiếp: “Nhìn hơn rợn người xíu nhưng đây không phải sâu đâu, chúng là con tằm nhả tơ đấy. Thay vì để chúng làm kén nhả tơ, những con tằm tươi sống này còn dùng để chế biến thức ăn, ngon cực kỳ luôn mà lại còn bổ dưỡng nữa”.
Chị Linh chia sẻ, trước kia nhà chị thường chỉ ăn nhộng tằm, nhưng gần một năm trở lại đây, chị chuyển sang mua tằm tươi vì chúng bổ dưỡng và ngon hơn nhiều.
Song, mua được tằm tươi sống không hề dễ. Mỗi lần muốn ăn, chị phải đặt trước ít nhất 1 tuần, lâu hơn thì nửa tháng. Phải chờ đến độ tằm chín, chuẩn bị nhả tơ mới béo ngậy. Mà chị phải mua ít nhất 1kg trở lên, các mối mới chịu ship hàng. Vì thế, mỗi lần mua chị thường đặt 2-3kg để ăn dần.
Thay bằng ăn nhộng tằm, giờ đây nhiều người chuyển qua ăn tằm tươi sống
Tằm mua về lựa bỏ những con có màu xanh hoặc màu vàng vì như thế là đã hỏng. Sau đó, rửa sạch tằm bằng nước ấm. Đun sôi nước thả thêm chút muối, bỏ tằm vào rồi đun tiếp cho thật sôi lên thì đổ tằm ra rổ để ráo nước.
Sơ chế xong, có thể rang tằm với lá chanh, xào với lá lốt hay đúc với trứng, ăn ngon, vừa béo vừa bùi. Phần còn lại chia túi nhỏ, bảo quản ở ngăn cấp đông tủ lạnh.
Tương tự, mấy tháng gần đây, hầu như tháng nào chị Bùi Thị Phương Duyên ở Yên Ninh (Ba Đình, Hà Nội) cũng đặt mua trên dưới 5kg tằm tươi về tẩm bổ.
“Tôi thấy con tằm được quảng cáo tốt hơn cả sâm nhung, có công dụng tốt cho thận, dạ dày, ruột và thần kinh, chữa được chứng suy nhược, khó ngủ; bổ sung dưỡng chất cho người gầy yếu, trẻ em chậm lớn suy dinh dưỡng, bệnh thiếu máu,... nên mua về ăn”, chị cho hay.
Theo chị Duyên, công dụng của chúng thì chị chưa thể kiểm chứng được nhưng khi đem tằm tươi lên xào với lá lốt hoặc chiên giòn với lá chanh thì đúng là món ăn khoái khẩu của cả gia đình.
“Con trai tôi suốt ngày thích món tằm chiên giòn, còn chồng tôi lại nghiện món tằm xào nên tuần nào cũng phải đôi ba lần chế biến cho đỡ thèm”. Ngoài ra, chồng chị còn đem ngâm tằm tươi với rượu uống.
Đắt như tôm tươi
Theo ghi nhận của PV, món tằm tươi đang là món ăn khá hút khách bởi chúng được quảng cáo như một loại thực phẩm siêu chức năng, bổ như sâm. Giá bán tằm dao động ở mức 150.000-200.000 đồng/kg tùy loại. Riêng với loại tằm khô (được sơ chế qua khâu rang sấy) giá từ 500.000-600.000 đồng/kg tùy loại.
Loại tằm khô đã được sơ chế
Anh Ngô Văn Chất, một đầu mối bán tằm tươi ở Yên Phong (Bắc Ninh), thừa nhận, tằm tươi gần đây được mọi người mua về chế biến nhiều hơn cả nhộng tằm.
Vốn có nghề trồng dâu nuôi tằm mấy chục năm nay, khoảng 4 năm lại đây, thay vì nuôi tằm lấy tơ, gia đình anh Chất chuyển qua nuôi tằm làm thực phẩm sạch.
Anh Chất kể, nuôi tằm lấy tơ hay nuôi tằm làm thực phẩm cho người cũng giống nhau. Tức tằm đều ăn lá dâu. Song, thời gian nuôi tằm làm thực phẩm ngắn hơn (khoảng 27-28 ngày/lứa). Đặc biệt, khi tằm đến lứa đem bán là xong, không phải mất công thức đêm thức hôm canh cho tằm nhả tơ.
Hiện đầu ra của con tằm tươi cũng ổn định, giá khá cao, khoảng 150.000 đồng/kg (mỗi 1kg hơn 200 con). Khách đặt mua online cũng nhiều và các mối lấy ra chợ bán cũng nhiều không kém. Tính ra, trung bình mỗi tuần anh xuất bán khoảng 4-5 tạ tằm tươi.
“Riêng khách đặt mua online, tôi chỉ giao hàng cho khách đặt hàng trước khoảng 1 tuần, số lượng từ 5kg trở lên nên khách thường rủ nhau mua chung để được miễn phí ship hàng”, anh nói.
Trong khi đó, anh Nguyễn Thanh Long, một đầu mối bán cả tằm tươi và tằm khô ở Phùng Khoang (Thanh Xuân, Hà Nội), cũng cho biết, mặt hàng tằm khô thì sẵn vì rất dễ bảo quản nhưng giá khá cao. Còn tằm tươi giá chỉ 180.000 đồng/kg nhưng khách phải đặt trước ít nhất 15-20 ngày vì tằm chín theo lứa.
Đây là tằm tươi sống, khi giao đến cho khách phải đảm bảo chúng vẫn còn bò lổm ngổm, nếu nhập trước về sẽ hao hụt, dễ chết. Thế nên, anh chỉ nhận của các khách đã đặt trước và nhập đúng lượng đã đặt.
Thực tế, hiện tằm tươi đã trở thành món ăn phổ biến. Người nuôi tằm vì thế cũng chuyển sang nuôi tằm làm thực phẩm nhiều hơn. Đơn cử, ở xã Tam Đa (Sơn Dương, Tuyên Quang) có hàng trăm hộ dân chuyên làm nghề nuôi tằm làm thực phẩm sạch, giá bán sỉ từ 60.000-80.000 đồng/kg.
Theo Lương y Bùi Hồng Minh, tằm có hai loại: tằm tơ và tằm vôi (bạch cương tàm). Trong sách y học cổ truyền, tằm vôi là vị thuốc quý có công dụng trừ phong trấn kinh, long đàm tán kết, giải độc, dùng để chữa trúng phong thất ngôn, kinh giản, đầu phong, hầu phong, đau họng, lao hạch, viêm tuyến vú, lở ngứa, sạm da,... ở đàn ông chữa chứng liệt dương.
Còn tằm dùng để nhả tơ không có tính dược học, tuy nhiên, người dân vẫn sử dụng để làm thực phẩm hay ngâm rượu uống. Tằm tươi có tính ấm, người hay bị nóng trong, bị nhiệt thì không nên ăn. Đặc biệt, những người có cơ địa dị ứng nên thử một ít trước khi ăn.
Theo Như Băng / VietnamNet
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó