Chăn nuôi

Ngành gia cầm toàn cầu 2016 và triển vọng 2017

Ngày đăng: 2017-02-24 08:31:28


Dù các ngành sản xuất thịt khác tăng chậm trong năm 2016, nhưng theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc, thì thịt gia cầm đã vượt xa bởi một trong 5 yếu tố. Theo báo cáo phân tích của Terry Evans, thì 1/3 số thịt trên thế giới là thịt gia cầm.

Sản xuất thịt trên thế giới chỉ tăng 0,2% trong năm 2016, nhưng riêng thịt gia cầm được dự báo tăng gần 1% – tức 116 triệu tấn, theo Hệ thống thông tin và cảnh báo sớm toàn cầu (GIEWS), do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) soạn thảo.

Báo cáo GIEWS không đưa ra dự đoán xa hơn, nhưng dựa trên những dự báo của USDA thì năm 2017 sản xuất gà thịt trên thế giới sẽ dự đoán tăng 1%,  và như vậy lượng thịt gà trong năm tới sẽ đạt kỷ lục là 117 triệu tấn.

Nhìn xa hơn về quá khứ, so với năm 2010, tổng các loại thịt đã tăng gần 9% trong lúc đó thịt gia cầm đã vượt quá 17%. Trong khi thịt lợn đã nắm vị trí số một, khoảng cách giữa các sản phẩm thit lợn và gia cầm đã gần sát nhau một cách đáng kể trong những năm qua. Năm 2010 sản lượng thịt lợn toàn cầu vượt xa gia cầm hơn 10 triệu tấn, nhưng năm nay dù vẫn dẫn đầu nhưng chỉ cách gia cầm dưới một triệu tấn (Bảng 1). Hình 1 cho thấy sản xuất thit bò và thịt cừu đã hầu như đình trệ trong những năm gần đây, trong khi đó lợn và gia cầm đều tăng

Bảng 1. Thị trường thịt thế giới (triệu tấn)   

Sản xuất 2010 2016f % thay đổi
Thịt bò 66,7 67,8 1,7
Thịt gia cầm 98,9 115,8 17,1
Thịt lợn 109,3 116,5 6,6
Thịt cừu 13,7 14,1 2,9
Tổng 294,2 319,8 8,7
Thương mại      
Thịt bò 7,7 9,1 18,2
Thịt gia cầm 11,7 12,7 8,6
Thịt lợn 6,2 8,0 29,0
Thịt cừu 0,8 0,9 12,5
Tổng 26,7 31,1 16,5
f = dự đoán
Nguồn: FAO’s Food Outlook


24_1_2017

Hình 1. Sự tăng trưởng trong sản xuất thịt trên thế giới đã đến từ gia cầm và lợn (triệu tấn).

Do tăng quá nhanh, đóng góp của ngành gia cầm vào tổng thịt trên thế giới đã tăng từ 32,6% vào năm 2010 và dự kiến là 36,2% vào năm 2016.

Năm nay nganh gia cầm dự kiến sẽ mở rộng đáng kể ở Mỹ và Brazil. Cũng tương tự ở Liên minh châu Âu, Ấn Độ, Mexico, Argentina và nhiều nước khác đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng cao và do tận dụng được chi phí thức ăn rẻ.

Ngược lại, nhu cầu tiêu dùng thất vọng ở Trung Quốc dự kiến sẽ dẫn đến cắt giảm 5%, khiến  sản lượng rơi xuống 18 triệu tấn, trong khi sự cạnh tranh từ hàng nhập khẩu cũng có thể mang lại một sự cắt giảm nhỏ mức sản xuất ở Nam Phi.

So với năm 2010, sản xuất đã mở rộng ở tất cả các khu vực chính (Bảng 2). Riêng châu Á mức tăng hơn 14%, và là khu vực sản xuất lớn nhất với sản lượng trong năm 2016 là  39,6 triệu tấn.

Bảng 2. Lượng thịt gia cầm được sản xuất (ngàn tấn)

  2010 2016f % change
Châu Á 34626 39558 14,2
Trung quốc 17601 18035 2,5
Ấn độ 2650 2872 8,4
Indonesia 1435 1980 38,0
Iran 1765 2160 22,4
Nhật 1392 1507 8,3
Triều tiên 653 913 39,8
Kuwait 44 50 13,6
Malaysia 1100 1425 29,6
A rập Xê út 590 709 20,2
Singapore 95 101 6,3
Thailand 1208 1687 39,7
Thổ nhĩ kỳ 1300 1910 46,9
Yemen 145 148 2,1
       
Châu Phi 3998 5156 29,0
Angola 8 31 287,5
Nam Phi 1028 1548 50,6
       
Trung Mỹ 4028 4637 15,1
Cuba 34 36 5,9
Mexico 2659 3187 19,9
       
Nam Mỹ 17047 21578 26,6
Argentina 1346 1861 38,3
Brazil 11787 14202 20,5
Chile 620 725 16,9
Venezuela 740 1140 54,1
       
Bắc Mỹ 20820 23184 11,4
Canada 1223 1388 13,5
USA 19597 21796 11,2
       
Châu Âu 16499 20312 23,1
EU 12272 14041 14,4
Nga 2635 4150 57,5
Ukraine 1001 1264 26,3
       
Thái bình dương 1049 1423 35,7
Australia 886 1214 37,0
New Zealand 140 181 29,3
       
Toàn cầu 98067 115848 18,1
f = Dự đoán
Nguồn: FAO’s Food Outlook

 

Mặc dù Trung Quốc có thể dễ dàng để trở thành nhà sản xuất quan trọng nhất, tuy nhiên mức tăng kể từ năm 2010 chỉ ở mức khiêm tốn: <3% – tương phản với nhiều nước khác trong khu vực có mức tăng > 30%, mặc dù họ xuất phát trên một mốc thấp hơn nhiều. Số liệu của USDA cho thấy sản xuất gà thịt ở Trung Quốc có thể giảm nhiều: 9% trong năm 2017.

Theo GIEWS, lượng thịt gà sản xuất ở Ấn Độ hiện đang đến gần 3 triệu tấn / năm, tuy vậy cũng chỉ hơn 8% so với cách đây sáu năm. Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn theo các nguồn thông tin khác nhau. Riêng Bộ Nông nghiệp Mỹ ước tính rằng con số đó là 4,2 triệu tấn trong năm 2016 và dự báo 4,5 triệu tấn trong năm 2017. Ngành gia cầm của Thổ Nhĩ Kỳ đã ghi nhận gia tăng suýt soát 47% từ năm 2010 với sản lượng hiện nay gần 2 triệu tấn.

Sản xuất tại Iran dự kiến sẽ tiếp cận 2,2 triệu tấn trong năm nay cho thấy một mức tăng hơn 22% kể từ năm 2010.

Tăng trưởng nhanh chóng ở Indonesia sẽ mang lại gần 2 triệu tấn vào năm 2016 đối lập với 1,5 triệu tấn cách đây sáu năm.

Chủ yếu là do sự mở rộng 20% tại Brazil từ năm 2010, mà Nam Mỹ đã trở thành vùng sản xuất lớn thứ hai, leo từ 17.100.000 lên 21.600.000 tấn. Năm nay chứng kiến một sự gia tăng gần 3% tại Brazil khiến lượng thịt gia cầm nước này vượt 14,2 triệu tấn. Dựa trên dự báo của USDA gà thịt ở Brazil sẽ đến gần con số 14,7 triệu tấn trong năm 2017. Đáng chú ý là hiện nay sản xuất thịt gia cầm ở Argentina đã đạt khoảng 1,9 triệu tấn.

Mặc dù ngành chăn nuôi gia cầm của Venezuela đã mở rộng tới 50% kể từ năm 2010, nhưng năm 2016 sản lượng ước tính chỉ đạt khoảng 1,1 triệu tấn  giảm đi 7% so với năm ngoái là 1,23 triệu tấn.

Mỹ thống trị ở Bắc Mỹ với sản lượng ước đạt 21,8 triệu tấn vào năm 2016, mặc dù sự gia tăng kể từ năm 2010 đến nay chỉ là 11%. Tuy nhiên, sự tiếp tục tăng trưởng được dự đoán như thế đến năm 2017,  sản lượng thịt gia cầm của Mỹ có thể sẽ là khoảng 22,2 triệu tấn, đẩy tổng số ở khu vực đến gần 23,7 triệu tấn.

Châu Âu đã chứng kiến sự gia tăng hơn 20% kể từ năm 2010, chủ yếu đến từ sự mở rộng tại Liên bang Nga và Ukraine. Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất, nhu cầu trong nước dịu bớt, giảm lợi nhuận và cơ hội xuất khẩu bị hạn chế đã cùng lức hạn chế việc mở rộng ngành này ở Nga. Trong khi đó tại Liên minh châu Âu dự kiến sẽ có sự tăng trưởng ít hơn 2% trong năm 2016, sản lượng sẽ vẫn đạt kỷ lục vượt 14 triệu tấn.

Sản xuất tại Trung Mỹ chủ yếu liên quan đến sự phát triển của Mexico mà có thể sẽ thấy đầu ra đạt mức kỷ lục 3,2 triệu tấn trong năm nay.

Tăng trưởng nay đã lại rõ nét ở châu Phi và Nam Phi, dù từ năm 2010 các vùng này đã có sự gia tăng đến 50%, Phát triển ở đây đã phải chịu thất bại chủ yếu do sự cạnh tranh từ nhập khẩu.

Thương mại thịt gia cầm không tăng nhanh như sản xuất

Thương mại toàn cầu trong tất cả các loại thịt được tính đạt mức kỷ lục 31,1 triệu tấn trong năm nay. Mặc dù thịt gia cầm chiếm ưu thế, nhưng thương mại loại thịt này từ năm 2010 đã không được như thể thịt bò hoặc thịt lợn.

Điều rõ ràng ta nhận thấy ở Bảng 3, là tổng nhập và xuất thịt gia cầm trong ở mỗi năm không cân bằng. Có rất nhiều lý do, bao gồm:

• Một số nước cung cấp dữ liệu chung chung chứ không phải về sản phẩm cụ thể.

• Dữ liệu có thể được trình bày theo năm tài chính hoặc thị trường chứ không phải là theo năm dương lịch.

• Có một thời gian trễ giữa đi và đến, nghĩa là ví dụ lô hàng khởi hành trong tháng mười hai có thể không đến được điểm đến vào tháng Giêng năm sau.

• Có thể có một phân loại sai về một sản phẩm giữa người xuất khẩu và nhập khẩu.

• Có thể có trục trặc về điểm xuất phát và điểm đến. Ví dụ, nước A có thể báo cáo rằng đích đến cuối cùng là nước C, nhưng hàng hoá thực sự đến C qua nước B. Kết quả là, nước C có thể báo cáo rằng nơi xuất xứ của hàng hóa là nước B.

Ngoài ra, hàng hóa có thể bị mất trong quá trình vận chuyển, trong khi thỉnh thoảng sai lệch có thể xảy ra do nhập số liệu hoặc tính toán sai. Và, trong một số trường hợp, xuất khẩu có thể không được kê khai để tránh lệnh cấm vận hoặc tránh nộp thuế.

Bảng 3. Nhập và xuất khẩu thịt gia cầm (ngàn tấn)

  Nhập khẩu Xuất khẩu
  2010 2016f 2010 2016f
Châu Á 6284 6979 2087 1986
Trung quốc 1922 1441 1093 402
Ấn độ 1 - 2 7
Indonesia 6 4 - -
Iran 50 - 28 78
Nhật 965 1215 11 9
Triều tiên 122 140 16 33
Kuwait 250 152 1 -
Malaysia 51 63 24 44
A rập Xê út 684 986 3 70
Singapore 135 164 9 10
Thailand 2 4 659 923
Thổ nhĩ kỳ 95 1 143 303
Yemen 104 48 - -
         
Châu Phi 1216 1746 40 93
Angola 250 198 - -
Nam Phi 270 598 31 83
         
Trung Mỹ 1319 1655 46 39
Cuba 200 218 - -
Mexico 709 966 17 10
         
Nam Mỹ 456 292 4285 4893
Argentina 11 4 250 182
Brazil 1 4 3904 4552
Chile 75 140 107 149
Venezuela 255 5 - -
         
Bắc Mỹ 311 385 3923 3775
Canada 206 223 186 179
USA 94 157 3737 3595
         
Châu Âu 1868 1400 1211 1911
EU 806 903 1120 1432
Nga 675 232 19 108
Ukraine 156 70 12 207
         
Thái bình dương 69 93 36 52
Australia 7 20 30 31
New Zealand 1 1 6 21
         
Toàn cầu 11523 12550 11628 12749

f = Dự đoán

Nguồn: FAO’s Food Outlook

Kinh doanh thịt gia cầm đã mở rộng khoảng từ  một triệu tấn kể từ năm 2010 đến khoảng gần 12,8 triệu tấn vào năm 2016 với mức tăng 4,4%.

Theo báo cáo GIEWS, khả năng chi trả và tiêu dùng trong nước tăng cao là các yếu tố chính kích thích nhập khẩu ở một số thị trường, trong đó có Nam Phi, Nhật Bản, Iraq, Liên minh châu Âu, Philippines, United Arab Emirates, Trung Quốc, Mexico, Chile và Saudi Arabia. Tuy nhiên, ở Việt Nam, tăng trưởng ngành gia cầm và giá giảm có thể sẽ hạn chế nhập khẩu.

Tương tự, nhập khẩu vào Liên bang Nga có thể được giới hạn như do sự gia tăng sản xuất trong nước cũng như việc tiếp tục cấm vận thương mại. Giảm nhập khẩu cũng được dự đoán cho Angola, Benin, Canada và Cuba.

So với năm 2010, nhập khẩu vào châu Á đã tăng nhưng xuất khẩu ít chuyển. Trong khi mua hàng của Trung Quốc giảm, thì nhập khẩu vào Nhật Bản và Ả Rập Saudi lại tăng mạnh.

Lượng mua lớn của Nam Phi đã làm tăng tổng số mua cho cả châu Phi. Mexico tăng nhập cũng làm tăng lượng mua của cả Trung Mỹ.

Trong khi thịt gia cầm nhập khẩu vào Bắc Mỹ đã cho thấy ít thay đổi, thì lượng nhập vào châu Âu đã giảm, đến một mức độ đáng kể, sự sụt  giảm sức mua do Liên bang Nga.

Báo cáo cho thấy gần 70% xuất khẩu thịt gia cầm toàn cầu đến từ miền Nam và Bắc Mỹ. Chính xác hơn, chỉ hai nước, Brazil và Mỹ, chiếm 94% các lô hàng kết hợp từ hai vùng này. Hình 2 cho thấy sự chuyển động kim ngạch xuất khẩu từ hai nước này kể từ năm 2010. Rõ ràng là cho đến năm 2014 họ đã chạy đua vai sánh vai với doanh số khoảng 4 triệu tấn một năm. Kể từ đó, xuất khẩu của Brazil tiếp tục theo xu hướng tăng với 4,6 triệu tấn, chủ yếu là kết quả của một sự gia tăng đáng kể trong kinh doanh với Trung Quốc, và ở một mức độ thấp hơn, Ai Cập, Iraq, Nhật Bản và United Arab Emirates.

Untitled

Hình 2. Làm thế nào Brazil đã vượt qua Mỹ với kim ngạch xuất khẩu gia cầm ( ’000 tấn).

Theo USDA dự kiến xuất khẩu thịt gia cầm của Brazil tăng năm 2017 sẽ đẩy tổng số xuất lên 4,8 triệu tấn. Ngược lại, xuất khẩu từ Mỹ năm 2015 xuống dưới 3,5 triệu tấn là hậu quả của việc tiếp tục cấm vận của Nga mà còn, và quan trọng hơn, đó là việc áp đặt các lệnh cấm thương mại liên quan đến sự bùng phát của dịch cúm gia cầm độc lực cao ở Mỹ, mà đã được áp dụng rộng rãi vào năm 2015 và kể từ đó tiếp tục ở một số nước. Tuy nhiên, sự phục hồi của một số 3% lên 3,6 triệu tấn được dự định cho xuất khẩu của Mỹ trong năm nay, tăng thêm 3,8 triệu tấn trong năm 2017.

Sự gia tăng trong xuất khẩu từ châu Âu được dự báo cho năm 2016, chủ yếu ở mặt sau của doanh thu cao hơn từ Liên minh châu Âu, Ukraine và Liên bang Nga.


Theo Võ Văn Sự / Viện Chăn nuôi (Theo How Poultry Performed Globally in 2016 – and What to Expect in 2017. 13 December 2016. http://www.thepoultrysite.com/articles/3681/how-poultry-performed-globally-in-2016-and-what-to-expect-in-2017/).





TIN TỨC KHÁC :