Chăn nuôi
Nhờ sách gối đầu giường, "Hai lúa" xứ Hòn là triệu phú chăn dê
Năm 2014, vợ chồng ông Phi được người em thương tình bán thiếu cho cặp dê giống. Từ đó, ông từng bước gầy được đàn dê từ 4 con lên 8 con và nay là 60 con cả lớn và nhỏ.
Người dân ấp Tân Điền như đã quá quen thuộc với hình ảnh cứ 11 giờ trưa vợ chồng ông Lê Văn Phi (ngụ ấp Tân Điền, xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất, Kiên Giang) lại lùa đàn dê đi ăn cỏ trên đồng hoặc dọc theo các bờ kênh. Chiều tầm 16 giờ, đàn dê lại tự động đi qua chiếc cầu bắc ngang kênh để về lại chuồng.
Sau 4 năm nuôi dê thương phẩm và sinh sản, vợ chồng ông Phi đã vươn lên thoát nghèo. (Ảnh: NQ).
Vợ chồng ông Phi quê gốc ở huyện Giồng Riềng, nhà nghèo nên về ấp Tân Điền làm nghề đặt dớn kiếm sống từ năm 1999. Năm 2014, vợ chồng ông được người em thương tình bán thiếu cho cặp dê giống. Từ đó ông từng bước gầy được đàn dê từ 4 con lên 8 con và nay là 60 con cả lớn và nhỏ.
Bà Trần Thị Đầm, vợ ông Phi, nói: “Hồi đặt dớn kiếm sống cứ bữa trúng bữa thất, cuộc sống bấp bênh. Nhờ nuôi dê hiệu quả nên gia đình sống khỏe hơn, liên tục 2 năm gần đây mỗi năm thu lãi từ 40-50 triệu đồng từ bán dê giống và dê thịt. Dự định năm nay gia đình sẽ đăng ký thoát nghèo để Nhà nước lo cho hộ khác khó khăn hơn mình”.
Vợ chồng ông Phi chăm sóc đàn dê. (Ảnh: NQ).
Hỏi bí quyết, ông Phi cho hay: “Tôi có quyển sách gối đầu giường là cuốn cẩm nang hướng dẫn nuôi và chăm dê. Ngoài tuân thủ nguyên tắc làm chuồng, chọn dê giống thì phải tuân thủ chặt chẽ việc tiêm phòng các loại bệnh đúng định kỳ”.
Theo ông Phi, chuồng nuôi dê phải được kê sàn để đảm bảo thoát chất thải tốt và cần bố trí ở nơi có đủ ánh nắng cả sáng lẫn chiều, đảm bảo sự thông thoáng. Phía dưới sàn chuồng nên đào sâu 4 tấc để đổ cát vào giúp thấm hút nước tiểu của dê, hạn chế mùi hôi ở chuồng. Đồng thời, dưới đáy chuồng căng bạt có độ nghiêng để phân dê dễ thu dọn.
Mỗi năm, gia đình ông Phi thu lãi từ 40-50 triệu đồng từ đàn dê. (Ảnh: NQ).
Phân dê được ông Phi thu gom, phơi khô và bán lại cho các nhà vườn trồng hoa kiểng và rau màu với giá 1.000 đồng/kg. Khoản thu này giúp ông trang trải chi phí tiêm ngừa vắc xin cho đàn dê của gia đình.
Để đảm bảo nguồn nước ngọt cho dê uống cả năm, ông Phi luôn trữ nước mưa vào lu hoặc lắng lọc cẩn thận mới cho dê uống. Theo kinh nghiệm của ông, nuôi dê quan trọng nhất phải chọn được con giống tốt. Dê cái giống tốt phải là dê có đầu rộng, mình nở rộng, ngực sâu và dài, lưng phẳng, bụng to vừa phải, hông rộng, da mềm, lông mịn; tứ chi thẳng, dáng đứng nghiêm, cứng cáp, các khớp và chân móng gọn.
Từ cặp dê giống ban đầu, nay vợ chồng ông Phi đã có trong tay 60 con dê. (Ảnh: NQ).
“Dê cái được chọn phải là những con ưu tú trong đàn, linh hoạt, khỏe mạnh, ăn khỏe, có tốc độ tăng trưởng và khả năng thích ứng cao. Và mỗi khi chọn dê cái giống bán cho bà con gần xa, tôi đều giúp khách lựa chọn rất kỹ để hiệu quả chăn nuôi đem lại cao” - ông Phi chia sẻ.
Ông Phi là tấm gương sáng cho tinh thần vượt khó thoát nghèo. (Ảnh: NQ).
Ông Trần Văn Phước - Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Tân Điền, nhận xét: Trong ấp hiện có hơn chục hộ nuôi dê, nhưng nuôi đạt và số lượng đàn dê lớn nhất là mô hình của vợ chồng ông Lê Văn Phi. Nhờ tuân thủ quy trình nuôi dê nên đàn dê nhà ông Phi nhanh chóng tăng đàn và hầu như chưa có dịch bệnh xảy ra, đàn dê luôn khỏe mạnh và mau lớn. Ông Phi còn là điển hình cho tinh thần vượt khó vươn lên thoát nghèo nhờ cần mẫn, siêng năng trong lao động.
Theo Chúc Ly - Ngọc Quyên / Dân Việt
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó