Chăn nuôi
Nông dân Thanh Hoá còng lưng gánh hệ luỵ từ ổ dịch tả lợn châu Phi
Hơn 10 ngày qua, những hộ chăn nuôi ở thôn Tân Ngữ 2, xã Định Long, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa như đang ngồi trên “đống lửa” không phải vì lo lợn bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi, mà hệ lụy của nó kiến người dân nơi đây phải còng lưng gánh chịu quá lớn.
Người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn
Mặc dù phóng viên đã được phun hóa chất tiêu độc khử trùng đầy đủ khắp người và đồ đạc để vào khu chăn nuôi tập trung của xã Định Long, nhưng khi vượt qua được chốt kiểm soát dịch ở đầu cụm chăn nuôi, phóng viên Dân Việt tiếp tục bị những chủ hộ chăn nuôi ở đây chặn lại với nhiều lý do khác nhau.
Phải thuyết phục mãi phóng viên mới tiếp cận được chủ trang trại đầu tiên nhưng cũng chỉ đứng ở đầu cụm chăn nuôi.
Rất khó khăn phóng viên Dân Việt mới tiếp cận được khu chăn nuôi tập trung tại thôn Tân Ngữ 2, xã Định Long. (ảnh Văn Thượng)
Bà Lê Thị Nam, Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư nông nhiệp Yên Định nằm ngay sát khu trang trại của gia đình ông Lê Văn Thanh - nơi xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên ở Thanh Hóa cho biết: Công ty có diện tích rộng 13.000 m2, hiện đang nuôi 150 con lợn nái sinh sản và gần 300 con lợn thịt.
“Trước ngày phát hiện dịch (ngày 23.2 - PV) có thương lái liên hệ mua hơn 50 con lợn giống con với giá từ 1,2 - 1,4 triệu đồng/con loại từ 5-10kg, nhưng sau khi có dịch họ không mua nữa. Hiện tại, công ty đang có hơn 30 con lợn giống mẹ mới sinh.
Từ đầu cụm chăn nuôi tập trung xã Định Long đã có chốt kiểm soát dịch. (ảnh Hữu Dụng)
"Vì diện tích rộng riêng việc mua hóa chất phun mỗi ngày đã mất 10 lít khoảng gần 2 triệu đồng, chưa nói tiền thức ăn cho lợn nhưng lợn lại không thể xuất được nên bà con nơi đây gặp rất nhiều khó khăn trong việc chăn nuôi”, bà Nam nói thêm.
“Người chăn nuôi tại cụm chăn nuôi tập trung ở xã Định Long, huyện Yên Định không những đã phải dừng mọi hoạt động buôn bán, vận chuyển lợn mà còn tốn hàng triệu đồng mỗi ngày để chăm sóc đàn lợn của mình”. Ông Trịnh Văn Cường - Cụm trưởng cụm chăn nuôi lợn xã Định Long cho biết. |
Tương tự, gia đình anh Trịnh Văn Thịnh (ở thôn Tân Ngữ 2, xã Định Long, huyện Yên Định) cho biết, từ ngày 24.2 trang trại của gia đình đã thực hiện “nội bất xuất, ngoại bất nhập” (không cho các sản phẩm, thực phẩm làm từ lợn ra vào vùng dịch - pv).
"Hiện gia đình đang nuôi 400 con lợn thịt, nhiều lứa lợn đã quá thời gian xuất chuồng nhưng chưa thể bán được. Hàng ngày trang trại không chỉ tiêu tốn tiền mua hóa chất, tiền thức ăn mà còn phải chịu thêm tiền nhân công chăm sóc... thực tế những hộ chăn nuôi nằm trong vùng dịch tả lợn châu Phi đang rất khó khăn”, anh Thịnh nói.
Người dân thận trọng với thịt lợn
Có mặt tại chợ thị trấn Quán Lào, huyện Yên Định nơi tiêu thụ thịt lợn lớn nhất của huyện, phóng viên được các tiểu thương buôn bán thịt lợn nơi đây cho biết, từ ngày xuất hiện dịch tả lợn châu Phi ở thôn Tân Ngữ 2, xã Định Long thì sức tiêu thụ của bà con nơi đây giảm đi rất nhiều.
Các tiểu tương tại chợ thị trấn Quán Lào, huyện Yên Định cho biết từ khi xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi ở xã Định Long thì lượng người mua thịt giảm hẳn. (ảnh Văn Thượng)
Chị Lê Thị Hồng bán thịt tại chợ thị trấn Quán Lào, huyện Yên Định buồn rầu nói: “Từ xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi ở xã Định Long đến giờ, sức mua thịt của người dân nơi đây kém đi do tâm lý của người sợ mua phải thịt lợn dịch. Bình thường chị bán được gần 1 tạ thịt/ngày, nhưng hiện nay cả 8 tiểu thương chung nhau một con để bán mà vẫn tiêu thụ chậm”.
Tiểu thương Nguyễn Thị Thanh cho biết thêm: Thịt lợn của chúng tôi bán tại đây có có kiểm dịch đàng hoàng, vào sáng sớm hàng ngày lại có thêm cán bộ thú y đến tận nơi kiểm tra, thịt đạt tiêu chuẩn nhưng lượng người mua vẫn giảm.
Nhiều tiểu thương ở chợ thị trấn Quán Lào đã tạm nghỉ bán thịt lợn một thời gian. (ảnh Hữu Dụng)
Theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt tại ổ dịch tả lợn châu Phi ở thôn Tân Ngữ 2, xã Định Long, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, từ những hộ chăn nuôi đến người dân nơi đây đều rất đề cao công tác ngăn chặn phòng chống dịch lây lan.
Nhưng khi phóng viên Dân Việt có mặt từ 8h30 đến 10h ngày 8.3, tại ổ dịch tả lợn châu Phi ở thôn Tân Ngữ 2, xã Định Long thì chúng tôi chỉ thấy một công an viên của xã vừa làm nhiệm vụ kiểm soát người ra vào vùng dịch, vừa phun hóa chất tiêu độc khử trùng.
Chốt kiểm soát dịch ở thôn Tân Ngữ 2 không có cán bộ thú y chuyên trách túc trực. (ảnh Hữu Dụng)
Ngay sau đó chúng tôi gọi điện cho ông Lưu Vũ Lâm, Chủ tịch UBND huyện Yên Định để phản ánh về việc thiếu cán bộ thú y chuyên trách tại chốt kiểm soát thì được ông Lâm cho biết: “Có thể anh em về ăn bát cơm hay đi vệ sinh chưa về”. Sau đó ông Lam ngắt máy!
Thiết nghĩ, lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa cùng các sở ban ngành trong tỉnh đang rất tích cực để ngăn chặn khống chế dịch tả lợn châu Phi phát sinh... Việc thông tin về chốt kiểm soát tại ổ dịch đầu tiên tại Thanh Hóa của phóng viên Dân Việt cho ông Lưu Vũ Lâm, Chủ tịch UBND huyện Yên Định là rất cần thiết trong việc chỉnh đốn lực lượng tại chốt kiểm soát để ngăn chặn dịch, nhưng dường như lãnh đạo huyện vẫn chưa thực sự vào cuộc chống dịch quyết liệt như lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, cũng như theo công điện khẩn của UBND tỉnh này...
Thanh Hóa xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi thứ 2 Ngày 5.3, tỉnh Thanh Hóa đã xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi thứ 2 tại huyện Thiệu Hóa và cơ quan chức năng đã tiến hành tiêu hủy 880kg lợn nhiễm bệnh tại hộ gia đình ông Nguyễn Khắc Hùng (thôn 1, xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Để nhanh chóng khoanh vùng dịch, Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa đã cấp cho huyện Thiệu Hóa 816 lít hóa chất, 2 tấn vôi bột để tiến hành phun tiêu độc khử trùng quanh vùng dịch. Ngoài ra, UBND huyện Thiệu Hóa cũng ngay lập tức thành lập 8 chốt kiếm soát phương tiện, con người ra vào vùng dịch. |
Theo Hữu Dụng - Văn Thượng / Dân Việt
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó