Chăn nuôi
Nuôi con độc lạ: Hái ra tiền nhờ nuôi yến cảnh- loài chim quý tộc
Với việc nuôi chơi hơn chục cặp chim yến cảnh, người nuôi vừa được đắm chìm trong thú vui thanh tao, vừa có thu nhập trăm triệu một cách nhàn tản…
Nuôi dưỡng thú vui thanh tao
Theo khoa học, loài chim yến hót (chim yến cảnh, tên khoa học Serinus Canarius- PV) có nguồn gốc ở ở quần đảo Canaries thuộc Đại Tây Dương. Ngoài ra, chúng còn sinh sống ở đảo Madere và Acores tại Bồ Đào Nha, được người bản địa đặt tên Canario.
Dòng chim quý tộc du nhập vào Việt Nam từ hàng trăm năm trước (Ảnh: Danviet.vn/ Phú Lãm).
Ông Vũ Xuân Quyết, Chủ tịch Hội chim Yến Hà Nội cho biết: “Chim Yến cảnh du nhập vào Việt Nam từ nhiều đời nay. Xưa kia chim Yến rất đắt chỉ Vua chúa, hay những nhà giàu mới có điều kiện nuôi chơi. Danh tụng chim quý tộc bắt nguồn từ thời phòng kiến”.
Ông cho biết, chim Yến xưa hay dòng “thuần chủng”, có 4 loại, mỗi loại chỉ sở hữu duy nhất một màu lông: “Hồng Yến lông màu hồng, Hoàng Yến màu vàng, Thanh Yến mang màu xanh, và Bạch Yến có màu trắng”. Ngày nay, do được lai tạo, chim Yến cảnh có thêm những dòng chim vân, chim lem (mỗi cá thể chim Yến lai mang nhiều màu sắc- PV). Đặc điểm khác biệt của dòng chim thuần chủng so với chim lai ở vóc dáng nhỏ hơn, vẻ thanh thoát, tinh anh và giọng hót lại đặc sắc hơn nên được mệnh danh “tứ quý Hồng, Hoàng, Thanh, Bạch”.
Chủ tịch Hội chim Yến Hà Nội Vũ Xuân Quyết (trái) và "đồng môn" nâng niu một chú chim Hoàng Yến có giá gần chục triệu đồng (Ảnh: Danviet.vn/ Phú Lãm).
“Từ xưa, chim Yến cảnh đã được quý trọng ở dáng vóc mảnh mai, màu sắc rực rỡ bắt mắt. Chim Yến hót được nhiều giọng luyến láy du dương như những nốt nhạc đa thanh sắc cùng hòa ca. Bởi vẻ đẹp thanh cao, chim Yến thường được treo chơi trang trọng trong phòng khách của các bậc vua, quan hay nhà cự phú để thưởng lãm cái hay, cái đẹp của loài chim quý”, ông Quyết tâm tình.
Nhàn tản “hái tiền”…
Gần 20 năm gắn bó với nghề nuôi chim Yến cảnh, ông Dương Toàn Vinh (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) bảo, loài chim Yến có sức đề kháng tốt, ít bệnh tật. Thức ăn của chim Yến chủ yếu là kê, hạt vừng, rau xà lách, rau cải. “Cứ một đến hai ngày tôi cho Yến ăn một lần, hàng ngày thay nước uống, phải là nước đun sôi để nguội, vệ sinh chuồng chim liên tục để phòng ngừa bệnh. Ngoài giọng hót hay, màu sắc hình thể đẹp, con chim Yến quý ở đôi chân thanh mảnh nhanh nhẹn, loài Yến rất kỵ muỗi, côn trùng. Buổi tối, chùm áo màn vào lồng để bảo vệ đôi chân của chúng”, ông Vinh nói.
Ông Dương Toàn Vinh đánh giá nghề nuôi chim Yến cảnh có hiệu quả kinh tế cao (Ảnh: Danviet.vn/ Phú Lãm).
Ông Vinh kể, hàng năm, mùa sinh sản của chim Yến cảnh bắt đầu từ tháng 9 (Dương lịch) kéo dài đến chớm hè năm sau. Vào mùa, người chủ chọn ghép đôi cho chim Yến để chúng sinh sản. “Một mùa, chim mái đẻ 4-5 lứa, mỗi lứa 4-5 trứng. Sau 2 tuần ấp chim con ra đời, chim bố chim mẹ sẽ thay nhau mớm mồi cho con. Thời gian này, người nuôi phải bổ sung thức ăn như trứng cút luộc, dầu cá, vitamin để chim vợ chồng nhà chim đủ dinh dưỡng chăm con mau lớn. Thường thì sau khoảng 4 tuần, chim con đã mọc đủ long và biết ăn. Ngoài 30 ngày, chim trống con bắt đầu lích rích tập hót.
Chim Hồng Yến đang ấp trứng, 1 năm 1 chim mái sinh sản 4-5 lứa, mỗi lứa 4-5 trứng, cho ra đời từ 10-14chim con (Ảnh: Danviet.vn/ Phú Lãm).
”Nhiều năm nuôi giống chim quý, ông Vinh nhận định đây là thú vui nhàn tản “hái ra tiền”. Ông kể, những năm thập kỷ 90, 1 con chim Yến có giá nửa chỉ vàng, con đẹp lên tới cả cây vàng.Hiện nay, mỗi năm 1 cặp chim Yến sinh sản có thể cho ra đời 10-14 chim con, được giới chơi sinh vật cảnh coi trọng, chim non có giá từ vài trăm nghìn đến bạc triệu tùy vẻ đẹp, dòng giống. Chim trưởng thành có giá vài triệu đồng một con, thậm chí hàng chục triệu đồng.
Trở lại cuộc chuyện với Chủ tịch Hội chim Yến Hà Nội Vũ Xuân Quyết, ông vui vẻ khoe dù là thú chơi, nhưng có không ít người có thu nhập hàng trăm triệu nhờ nuôi giống “chim quý tộc” này. “Điển hình như cháu Trường (SN 1993, ở phường Mai Động, quận Hai Bà Trưng). Năm 2014, cháu Trường chưa có công việc ổn định, hay lêu lổng chơi bời. Vốn chỗ quen biết, tôi khuyên bố mẹ cháu đầu tư cho cháu nuôi chim Yến cảnh. Họ bỏ 45 triệu đồng đầu tư cho con, chỉ 6 tháng sau đàn chim Yến cảnh đã giúp cháu Trường thu hồi vốn. Giờ thì, hàng năm cháu Trường thu lợi hơn 100 triệu đồng từ đàn chim cảnh”.
Ông Quyết quả quyết, trường hợp khác “hái tiền” từ đàn chim Yến cảnh đó là anh Vũ Xuân Hồng (phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai). Nhờ chơi và nuôi chim Yến cảnh sinh sản, anh Hồng tích cóp được số tiền lớn góp phần xây dựng được ngôi nhà bạc tỷ khang trang…
Theo Phú Lãm / Dân Việt
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó