Chăn nuôi
Nuôi yến tự phát, coi chừng trắng tay
Mỗi kg yến thô từ 20-30 triệu đồng nên rất nhiều người đầu tư nhà nuôi yến nhưng hiệu quả lại phụ thuộc vào "chim trời cá nước"
Việc phát triển nóng các nhà yến ở nhiều địa phương đang làm xáo trộn đời sống, sinh hoạt của người dân, tác động đến cảnh quan, vệ sinh môi trường đô thị. Mặt khác, nhiều người đầu tư theo phong trào có nguy cơ phá sản vì bỏ ra hàng tỉ đồng nhưng yến không về làm tổ.
"Khủng bố" láng giềng
Chúng tôi có mặt tại TP Bạc Liêu những ngày giữa trưa đầu tháng 4. Hầu như mọi ngả đường, khu phố nơi đây đều có nhà nuôi yến, trong đó không ít nhà được thiết kế theo kiểu tầng dưới ở, tầng trên cho yến. Nhiều nhà cũ được làm thêm tầng tiền chế bằng vật liệu nhẹ để nuôi yến. Trên những nhà yến đều có máy phát tiếng chim kêu để dẫn dụ yến. Điều lạ là giữa trưa, tuyệt nhiên không có một con yến nào bay lượn nhưng các máy phát vẫn mở hết công suất chát chúa đến đinh tai nhức óc. Một người có nhà nuôi yến ở đường Trần Phú, TP Bạc Liêu giải thích: "Làm biếng tắt!".
Bà Trần Thị Chung, ở khu dân cư phường 2 - một trong những nơi có nhiều nhà nuôi yến nhất TP Bạc Liêu, cho biết nhiều năm trước, khu vực này yên tĩnh, không có lô đất nào làm nhà nuôi yến nhưng bây giờ lan tỏa khắp cả khu dân cư. "Những năm gần đây, tôi không còn ngủ trưa vì tiếng ồn. Giờ muốn bán nhà để trốn khỏi nơi này" - bà Chung bức xúc. Ông Nguyễn Thanh Phương ở khu dân cư Địa Ốc, phường 1 còn sợ nhà nuôi yến xây 3 tầng của hàng xóm sập đè nhà mình do đa số không thiết kế chắc chắn ở các tầng trên để tiết kiệm chi phí. Nhiều lần ông Phương khiếu nại nhưng chẳng ai giải quyết. Công ty Địa ốc Bạc Liêu đổ cho chính quyền, chính quyền hướng dẫn ông Phương kiện ra tòa. "Kiện cũng không giải quyết được gì nên vợ chồng tôi phải đóng cửa, dời đi nơi khác để tránh rủi ro" - ông Phương ngán ngẩm.
Nhà yến được xây lên san sát nhau trên đường Trần Huy Liệu trong khu lấn biển thuộc phường An Hòa, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang Ảnh: THỐT NỐT
Theo báo cáo của ngành chức năng tỉnh Kiên Giang, hiện toàn tỉnh có khoảng 700 hộ dân làm nhà dẫn dụ, nuôi yến chủ yếu ở khu dân cư tập trung. Đặc biệt, trên tuyến đường Trần Huy Liệu, TP Rạch Giá, mọc lên nhiều nhà nuôi yến cao tầng san sát nhau.
Một phụ nữ khác có nhà ở khu vực này cũng than hằng ngày phải sống trong cảnh yến "ị" lên đầu nhưng cầu cứu chính quyền địa phương ai cũng làm lơ. Thậm chí, chị này không dám ra trước sân đút cơm cho con nhỏ vì sợ "bom" chim yến thả. Nhiều người bức xúc vì mang đồ ra ngoài phơi phải vội mang vào giặt lại vì đã dính đầy phân yến.
Không ai thừa nhận thất bại
Theo ông Huỳnh Văn Bảy, một người nuôi yến lâu năm ở phường Vĩnh Bảo, TP Rạch Giá, gia đình ông đang có 2 nhà nuôi yến, tổng diện tích hơn 400 m2. "Năm đầu gần như không có thu nhập vì yến mới chỉ vào làm quen chỗ ở, năm thứ 2 với 100 m2, bắt đầu thu hoạch khoảng 0,5 kg/tháng và sẽ tăng dần lên đến năm thứ 6 là 10-12 kg/tháng. Giá bán yến thô hiện khoảng 21-22 triệu đồng/kg (nếu nhặt sạch lông là 34 triệu đồng/kg) thì những người nuôi lâu năm sẽ cầm chắc lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/tháng" - ông Bảy cho biết. Tuy nhiên, theo ông Bảy, những người nuôi đạt hiệu quả cao phải sử dụng công nghệ của Malaysia, chi phí ban đầu rất lớn và vốn vay thì khó chịu đựng nổi bởi nếu có nhà sẵn, chi phí cho 100 m2 nuôi yến khoảng 100-130 triệu đồng.
Không lạc quan như ông Bảy, ông S. - một người nuôi yến ở xã Vĩnh Hiệp, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa - chua xót: "Khi nói nuôi yến thì không ai thừa nhận mình thất bại. Có vào nghề mới biết "bạc tóc vì yến". Hai năm trời bỏ cả trăm triệu đồng mà không thu được tổ nào. Tiền dù không phải vay nhưng để một cục trên nóc nhà một cách vô nghĩa thật xót xa. Năm rồi, tôi phải bỏ thêm 70 triệu nữa thay mới một loạt thiết bị dẫn dụ, hệ thống phun sương thì yến mới về làm tổ".
Ở xã Vĩnh Thạnh gần đây xuất hiện rất nhiều nhà yến mở loa chiêu dụ gần như hết công suất nhưng không thấy yến về. Nhà yến N.T rơi vào tình trạng thê thảm khi đầu tư xây nhà yến gần 2 tỉ đồng nhưng cả năm chỉ thu được 3 tổ.
Ông Trịnh Quang Tuấn, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thạnh, cho biết: "Tôi cũng thắc mắc xây nhà yến nhiều, dày như vậy thì bị xẻ đàn, nhà này hút yến nhà kia làm sao có lãi? Nhưng chủ nhà thì quả quyết yến thường bay đến khu vực này để kiếm ăn. Hiệu quả thì không thấy ai ghi nhận nhưng đầu tư vốn vào đó thì rất lớn".
Một chủ nhà yến cho biết gia đình đang hợp tác với công ty ở Khánh Hòa để nuôi yến, toàn bộ quy trình kỹ thuật, máy móc, tư vấn, chăm sóc, phát triển đàn, bao tiêu sản phẩm đều được công ty này hỗ trợ nhưng giá khá cao, từ vài trăm triệu đến cả tỉ đồng.
Ngoài ra, theo định kỳ, phải có cán bộ thú y về kiểm tra, lấy mẫu, khử trùng, bảo đảm vệ sinh, mỗi lần như vậy cũng tốn vài triệu đồng… "Để làm bài bản thì chi phí bỏ ra ban đầu khá nặng nên nhiều hộ không mời công ty uy tín mà đặt hàng các cá nhân, đơn vị giá rẻ để làm. Kết quả là tiền mất tật mang".
Thiếu chế tài xử lý
Theo ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bạc Liêu, hiện không có quy định cụ thể về vị trí xây dựng mới cơ sở nuôi yến, đây là một việc rất khó cho các địa phương khi triển khai nhiệm vụ, đặc biệt là công tác quy hoạch. "Cơ sở nuôi chim yến nằm xen lẫn trong khu dân cư là trên 90%, kể cả khu nuôi yến cùng trong một nhà, nguy cơ lây lan dịch bệnh, tiếng ồn, ô nhiễm môi trường từ nhà nuôi yến đến khu dân cư rất lớn. Trong khi đó, còn thiếu chế tài xử lý đối với những trường hợp sử dụng nhà ở để dẫn dụ chim yến" - ông Hưng cho biết.
Kỳ tới: Xóa sổ chim yến khỏi nội đô
Theo Duy Nhân - Thốt Nốt - Kỳ Nam / Người lao động
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó