Chăn nuôi
Phanh phui hành vi trộn chất độc cyanuric acide gây suy thận vào thức ăn chăn nuôi
Sau một thời gian trinh sát, điều tra, lực lượng chức năng đã tổ chức thanh tra đột xuất tại một số Cty sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi (TACN). Thanh tra Bộ NNPTNT đã phát hiện một số doanh nghiệp (DN) nhập khẩu, kinh doanh chất cyanuric acide, dicyandiamide và ammelide trong “Bột dinh dưỡng cao đạm” để đưa bổ sung vào nguyên liệu TACN nhằm nâng cao độ đạm, để tồn dư trên động vật và gây bệnh về thận cho động vật và con người khi dùng sản phẩm có chất này.
TACN chứa cyanuric acide “chỉ có độc, không có đạm”
Đó là thông tin được ông Phạm Tiến Dũng - Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành (Bộ NNPTNT) - đưa ra khi trao đổi với PV Báo Lao Động. Ông Dũng nhấn mạnh: Chất cyanuric acide, dicyandiamide và ammelide được bổ sung vào nguyên liệu TACN cho cá da trơn, gia súc, gia cầm nhằm tăng độ đạm. Việc các cơ sở sản xuất, kinh doanh TACN cho chất cyanuric acide, dicyandiamide, ammelide vào TCN chỉ nhằm đánh lừa người chăn nuôi, vì thực chất việc nâng cao độ đạm này không có tác dụng về mặt dinh dưỡng.
Chất “đạm” được cho vào TACN chỉ là đạm giả. Để có cơ sở khoa học tham mưu cho Bộ NNPTNT quản lý chặt chẽ các chất trên và kịp thời chấn chỉnh công tác quản lý về sản xuất, kinh doanh, sử dụng hoá chất công nghiệp trong TACN, Bộ NNPTNT đã yêu cầu Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện Thú y, Viện Chăn nuôi có ý kiến chính thức về 3 chất cyanuric acide, dicyandiamide và ammelide. Đặc biệt, cần có ý kiến cụ thể về tác dụng của các chất này đối với vật nuôi và mức độ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Các đơn vị trên cũng cần làm rõ, trên thế giới có những nước nào cho phép sử dụng và cấm sử dụng các chất trên.
Bộ NNPTNT đã yêu cầu Cục Chăn nuôi phối hợp với Tổng cục Thuỷ sản rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh TACN đảm bảo không sử dụng các chất trên, thẩm định và chỉ định Phòng kiểm nghiệm đối với chất cyanuric acide, dicyandiamide và ammelide phục vụ cho việc phát hiện, xử lý vi phạm. Đồng thời, nghiên cứu đề xuất việc đưa các chất trên vào danh mục chất cấm sản xuất, kinh doanh trong TACN nếu đủ cơ sở khoa học và thực tiễn.
Hóa chất tạo “đạm giả” trong TACN gây họa tử thần
Theo một công trình nghiên cứu được website của Tổng cục Tiêu chuẩn, Đo lường, Chất lượng (Bộ KHCN) dẫn lại từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), axit Cyanuric là chất có cấu trúc tương tự như Melamine. Nó có độc tính thấp trong động vật có vú, khi cho chuột ăn với lượng khoảng 7.700mg/kg trọng lượng cơ thể. Một số nghiên cứu về độc tính ngắn hạn đã cho thấy, axit Cyanuric làm hỏng các mô của thận, kể cả làm giãn nở các ống nhỏ trong thận, hoại tử hoặc tăng sinh các biểu mô mạch, làm tăng các tế bào ưa kiềm, tăng tế bào Neurophil, lắng cặn khoáng hoặc xơ hoá. Nếu chỉ có một mình melamin thì không độc trong những liều thấp, dựa vào một số nghiên cứu trên động vật, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) tính mức độ dung nạp an toàn cho cơ thể mỗi ngày của melamin là 0,63mg/kg thể trọng/ngày.
Mức độ này được ước tính dựa trên kết quả nghiên cứu về tác động của melamin đối với động vật chứ chưa phải trên người. Riêng đối với trẻ nhỏ, nếu nguồn sữa bị nhiễm melamin thì trẻ càng nhỏ, nguy cơ nhiễm độc cũng như mức độ nguy hiểm càng cao và dễ tử vong. Khi melamin vào cơ thể, chúng không được chuyển hóa tại gan mà đào thải trực tiếp qua thận. Trong máu, khi melamin gặp axit cyanuric, chúng sẽ phản ứng với nhau trong các ống thận, hình thành nên các chất kết tinh gây tắc nghẽn làm cho ống thận không tạo được nước tiểu và cũng không đào thải được nước tiểu - đây chính là nguyên nhân dẫn đến suy thận, hoại tử thận, thậm chí là tử vong, đặc biệt ở trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, axit cyanuric là một thành phần trong TACN biuret, một phụ gia TACN dành cho động vật nhai lại, đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp nhận. Cũng theo WHO, 3 hoạt chất Melamine, axit Cyanuric và Ammelide có thành phần cấu trúc khá giống nhau. Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) - về lý thuyết cũng như trên thực tiễn, một hoá chất phụ gia trong TACN được công nhận là an toàn cho động vật nhai lại, chưa chắc đã an toàn cho các vật nuôi khác và con người.
Ông Phạm Tiến Dũng cho biết, tình trạng buôn bán các hóa chất trộn vào thức ăn chăn nuôi này đã diễn ra từ vài năm nay và hầu như rất nhiều loại “bột cá” (TACN dùng cho nuôi trồng thủy sản-PV) được kẻ gian trộn loại đạm giả này để trục lợi. “Hiện tại, lực lượng chức năng vẫn đang tích cực điều tra để truy tìm và phá tận “gốc” đường dây kinh doanh các loại hóa chất này. Mặt khác, các mẫu TACN vẫn đang được các cơ sở xét nghiệm phân tích. Chúng tôi sẽ sớm thông tin tới báo giới và các lực lượng chuyên ngành, các đại lý kinh doanh để có kết quả chính thức về loại hóa chất nguy hiểm này và đề xuất mức xử phạt nghiêm minh.” - Ông Phạm Tiến Dũng khẳng định.
Theo Phong Nguyễn / Lao động
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó