Lâm nghiệp
Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống trồng cây bo bo(Cọ mạc cà)
I. Giá trị kinh tế của cây Bo bo
Cây Bo bo là loại dược liệu quý, ở Việt Nam cây Bo bo (Cọ mạc cà) được biết đến từ lâu đời, là vị thuốc được dùng trong y học dân tộc. Quả cây Bo bo sau khi được sao chế dùng trong các trường hợp ăn không tiêu, kiết lỵ, đau dạ dày, phong tê thấp, sốt rét… Ngoài ra quả Bo bo còn được dùng làm gia vị, hương liệu để sản xuất xà phòng, nước gội đầu và các loại mỹ phẩm khác. Hiện nay Bo bo được xuất khẩu theo nhiều đường sang thị trường Trung Quốc, Đài Bắc, Hồng Kông…
II- Đặc điểm của cây Bo bo
1. Đặc điểm hình thái.
Cây Bo bo thuộc họ riềng, là cây thân thảo sống lâu năm, thân rễ khỏe, tái sinh bằng đẻ nhánh (cây mẹ đẻ cây con); chiều cao cây trưởng thành từ 1,8 – 2,2 m; lá hình elip; ra hoa kết trái ở phần ngọn (trổ bông); quả cây Bo bo thu hoạch vào tháng 7 – tháng 8 hàng năm.
2. Đặc điểm sinh lý, sinh thái.
Bo Bo là cây nhiệt đới, thích hợp với nền nhiệt độ bình quân từ 22 – 280c. Bo bo mọc hoang dại dưới tán rừng, đặc biệt trong thung lũng và khe núi, nơi có ẩm độ không khí cao và mát, là cây chịu bóng, sống dưới tán rừng. Dưới ánh nắng trực xạ cây Bo bo phát triển kém và lá bị vàng.
Bo bo đòi hỏi nước rất nghiêm ngặt, lượng mưa hàng năm khoảng 1800 – 2500 mm, độ ẩm đất bình quân hàng năm 75 – 80% là tốt nhất. Trong thời kỳ ra hoa đậu quả, nếu gặp độ ẩm không khí cao 70 – 75% tỷ lệ đậu quả cao; nếu khô hạn thì quả bị lép giảm sản lượng.
III- phương pháp nhân giống cây bo bo
1. Thời vụ trồng:
- Vụ xuân: Trồng từ tháng 02 đến 15 tháng 04 dương lịch
- Vụ thu : Trồng từ tháng 8 đến hết tháng 9 dương lịch
2. Chọn tạo giống
Có thể nhân giống bằng hai cách, gieo hạt và tách gốc cây con từ cây mẹ
+ Phương pháp nhân giống bằng hạt:
Ươm cây bằng hạt thời gian ươm cây giống dài ngày khoảng 18 tháng, tỷ lệ nảy mầm, thấp cho nên trong thực tế ít nhân giống bằng hạt.
+ Phương pháp nhân giống bằng tách gốc: Có ưu điểm sớm cho quả,giữ được đặc tính di truyền của bố mẹ,nguồn giống sẵn có, dễ thực hiện.
- Tiêu chuẩn cây mẹ : Chọn những cây mẹ khỏe, sạch bệnh, đạt 3 năm tuổi trở lên, tập trung chăm sóc cho cây đẻ khỏe tập trung để làm giống, cây con đạt 6 đế 8 tháng tuổi tách từ cây mẹ đưa đi trồng là tốt nhất.
Lấy giống bằng phương pháp tách gốc từ những cụm cây mẹ sinh trưởng phát triển tốt, nhiều quả, chọn những cây khỏe mạnh, thân mọc thẳng, không nhiễm sâu bệnh, không cụt ngọn, đường kính gốc từ 1,5- 2,0 cm.
+ Cách tách:
Khi tách gốc yêu cầu dùng dao sắc cắt gọn cả phần thân ngầm từng đoạn có 1- 2 cây, phần thân chính trên mặt đất cắt bớt chỉ để lại 40- 50 cm, cây tách xong bảo quản nơi râm mát và trồng trong ngày, mỗi cụm trồng từ 1- 2 cây.
IV. Kỹ thuật trồng cây bo bo
1. Mật độ trồng: Trồng xen 550 khóm/ha.
2. Phát dọn thực bì: Phát băng theo đường đồng mức, băng phát rộng 1,5 m, băng chừa 2,0 m, hoặc tùy thuộc vào tán rừng có thể phát theo đám, phát sát gốc những cây dây leo, bụi rậm, chừa lại những cây thân gỗ có mục đích để làm tán che, dọn sạch thực bì để thuận lợi cho việc đào hố.
3. Đào hố:
Trên các băng đã phát dọn, hố cách hố 3 m, hàng cách hàng 3m; hố đào kích thước 50cm x 50cm x 50cm, lớp đất mặt (sâu khoảng 20 cm) đổ về phía trên miệng hố theo sườn dốc để hạn chế rửa trôi chất dinh dưỡng do trời mưa, lớp đất dưới đổ về phía dưới sườn dốc. Phát băng đào hố tiến hành trước khi trồng 20 - 30 ngày.
4. Bón phân kết hợp lấp hố:
- Lượng phân bón lót: Phân chuồng 4- 5 kg/hố + phân NPK (5:10: 3) 0,5 kg/hố + vôi bột 0,2 kg/hố;
- Lấp hố: Dùng lớp đất mặt và một phần đất còn lại cho xuống hố, kết hợp trộn đều phân với đất lấp đầy ngang miệng hố, thời gian trước khi trồng từ 10 - 15 ngày.
5. Trồng cây:
Đào một lỗ chính giữa hố sâu 15 - 20 cm vừa với gốc cây. Đặt cây nghiêng khoảng 45o theo hướng từ đông sang tây để thuận lợi khi cây đẻ nhánh sẽ mọc thẳng đứng; lấp đất và nén chặt xung quanh gốc cây.
V. Kỹ thuật chăm sóc cây Bo bo
- Sau khi trồng khoảng 15 – 20 ngày kiểm tra và trồng dặm những cây bị chết. Sau khi trồng 2 tháng làm cỏ và vun gốc cho cây, phát dọn các cây cỏ, dây leo. Các năm tiếp theo, mỗi năm làm cỏ 2 lần vào vụ xuân và vụ thu, kết hợp bón phân thúc, lượng phân bón mỗi khóm 0,5 kg phân NPK (16-16-8) bằng cách đào rãnh bón phân cách gốc từ 25 - 30cm, lấp kín phân.
- Phòng trừ sâu bệnh: Cây Bo bo ít bị nhiễm sâu bệnh, khi độ ẩm quá cao hoặc bị ngập úng cây dễ bị thối rễ vì vậy cần bố trí vùng trồng ẩm mát nhưng không úng.
Nếu phát hiện sâu đục thân, tiến hành bắt, hoặc cắt bỏ cây bị nhiễm sâu đem đốt tiêu diệt không để lây lan.
VI. Thu hoạch, chế biến, bảo quản
1. Thu hoạch: Khi quả chín, vỏ quả từ màu xanh sang màu vàng mơ thu hoạch là tốt nhất.
2. Chế biến: Thu hoạch về lựa chọn những quả xanh chưa chín ủ thành đống dùng bạt che phủ từ 2-3 ngày để cho quả chín hoàn toàn, số quả chín tiến hành luộc sôi
từ 7- 10 phút, đổ ra nong, nia để nguội, bóc vỏ ngay, bóc đến đâu phơi nắng, hoặc sấy khô đến đó. Quả khô đưa vào bảo quản và tiêu thụ.
3. Bảo quản: Quả đã phơi sấy khô cho vào bao bì ni lon khô, sạch, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Nếu chưa tiêu thu kịp phải thường xuyên kiểm tra nếu thấy có hiện tượng hạt bị hút ẩm thì mang ra phơi nắng tránh lên mốc.
VI, Hiệu quả kinh tế và môi trương, xã hội:
1, kinh tế:
- Cho hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị diện tích so với cây trồng khác, tiết kiệm được giống, thuốc bảo vệ thực vật.
2, Môi trường:
- Tăng cường sử dụng đất bền vững, chống xói mòn rữa trôi đất dốc vào mùa mưa, giữ ẩm vào mùa nắng hạn, tác động cân bằng môi trường sinh thái, giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu, góp phấn phòng chống thiên tai, dịch bệnh.
3, Xã hội:
- Tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn vùng cao , tăng thu nhâp phát triển kinh tế hộ gia đình xóa đói giam ngheo chung sức xây dựng nông thôn mới.
Theo Trung tâm Khuyến Nông Nghệ An
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó