Lâm nghiệp
Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Ba kích (Morinda officinalis How)
Tên khoa học: Morinda officinalis How.
Họ cà phê: Rubiaceae.
Tên Việt Nam: Ba kích, Dây ruột gà, Ba kích thiên, Liên châu ba kích, Chẩu phòng xì (Mông), Sáy cáy (Thái), Thau tày cáy (Tày), Chồi hoàng kim (Mường), Chày kiàng đòi (Dao).
Cây ba kích - Cây dược liệu
1. Giới thiệu cây thuốc Ba kích
1.1. Mô tả cây Ba kích
Ba kích là cây sống lâu năm, dạng dây leo cuốn vào giá thể. Rễ có thịt dầy, hình trụ tròn, cong queo, thắt thành từng đoạn như ruột gà, được chế biến sử dụng làm thuốc. Thân hình trụ tròn, phân nhánh nhiều. Cành non có lông thô màu nâu khi già nhẵn không lông. Lá đơn nguyên, mọc đối chéo chữ thập, có cuống. Lá kim nhỏ hợp thành ống màu xám nâu. Phiến lá hình elip thuôn dài, lá non màu tím có lông, lá già màu xanh không lông. Cụm hoa ở nách lá hay đầu cành. Hoa nhỏ màu trắng ngà. Quả khi còn non màu xanh, khi chín màu hồng.
Mùa hoa quả:Tháng 4 đến tháng 12.
1.2. Điều kiện sinh thái của cây Ba kích
Cây Ba kích mọc hoang ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá và Nghệ An. Ngoài ra còn có ở Trung Quốc, Ấn Độ, Lào và Triều Tiên.
Cây thích ứng rộng với điều kiện sinh thái. Cây ưa sáng ở giai đoạn trưởng thành, chịu bóng nhất là cây dưới 2 năm tuổi (khi cây non là cây ưa bóng, khi trưởng thành là cây ưa sáng). Cây tồn tại và phát triển tốt ở điều kiện nhiệt độ từ 22,5° - 23,1°C, chịu được nhiệt độ tối thấp tuyệt đối - 2,8°C và tối cao tuyệt đối 41,4°C. Độ ẩm không khí trung bình từ 82- 89%. Lượng mưa bình quân năm từ 1420,7 - 2574,5 mm. Ba kích ưa đất feralit đỏ vàng và đất feralit giầu mùn trên núi, đất thịt ẩm mát. Cây sinh trưởng sau 5 đến 7 năm mới thu dược liệu, năng suất bình quân 8- 12kg củ tươi/gốc, càng để lâu năm sản lượng càng cao chất lượng dược liệu càng tốt.
2. Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Ba kích
2.1. Chọn vùng trồng và quản lý đất trồng cây Ba kích
Vùng trung du và miền núi thấp phía Bắc là vùng phân bố tự nhiên của cây Ba kích nên chọn là vùng sản xuất. Đất trồng là đất đồi núi độ cao dưới 600 m, tầng đất dày. Khu đất trồng cách xa khu dân cư, khu công nghiệp, không có nguy cơ gây ô nhiễm đất bởi các tác nhân ngoại cảnh khác (chăn thả gia súc, đổ chất thải khu dân cư, không dưới chân đường điện cao thế vv..).
Quản lý đất trồng. Cây trồng trước đó ít nhất 3 năm có quy trình trồng trọt không gây ô nhiễm đất. Phân tích đánh giá thành phần đất không có nguy cơ nhiễm các yếu tố độc hại cho sản phẩm cây trồng (Hàm lượng kim loại năng, nitrat, vi sinh vật gây hại không vượt quá quy định). Quản lý chặt chẽ quá trình sử dụng đất và định kỳ đánh giá lại nền đất trồng .
2.2. Hướng dẫn cách tưới nước cho cây Ba kích
Nước tưới cho vùng trồng Ba kích sử dụng vào mùa khô, cần đánh giá các nguồn nước suối cung cấp về thành phần và hàm lượng kim loại nặng, vi sinh vật gậy hại không vượt quá quy định. Nguồn nước mặt tràn vào vùng trồng Ba kích trong mùa mưa cần được đánh giá có mang yếu tố gậy ô nhiễm không và có giải pháp phòng ngừa sớm (nước từ khu dân cư, từ vùng đổ phế thải, từ khu công nghiệp hoặc từ các vùng đang có ô nhiễm). Nguồn nước dùng thường xuyên phải được kiểm tra đánh giá định kỳ.
2.3. Hướng dẫn cách chọn giống và kỹ thuật nhân giống cây Ba kích
Ba kích là cây thuốc có thể trồng bằng hạt và bằng hom thân. Trong sản xuất chủ yếu trồng bằng cây giống gieo ươm từ hạt, chỉ khi thiếu giống, tận dụng giống mới trồng bằng hom thân.
a) Nhân giống bằng hạt của cây Ba kích
Quả Ba kích được thu hoạch từ các cây mẹ lâu năm sinh trưởng phát triển bình thường, cây mẹ khỏe mạnh. Chọn quả chắc mẩy, không thối làm giống. Sau khi chà xát lớp vỏ quả, đãi sạch, loại bỏ hạt lép lửng, chỉ chọn những hạt mẩy làm giống (hạt được đổ vào thùng nước 3% muối ăn, chỉ lấy những hạt chim dưới đáy thùng, hạt được rửa sạch nước muối đem phơi dưới nắng nhẹ đến khô). Hạt giống được bảo quản trong kho lạnh.
Có thể gieo ươm hạt giống trực tiếp trên đồng ruộng. Cách tốt nhất là gieo ươm trong thùng cát, lượng hạt càng nhiều thì thùng càng phải lớn hoặc nhiều thùng, cát được làm sạch, khử trùng bằng cách rang hay sấy nóng, để nguội.
Thùng phía dưới để toàn cát, lượng nước thấm trong số cát này đạt bão hoà sẽ duy trì độ ẩm trong thùng lâu hơn. Hạt Ba kích khô ngâm nước 24 giờ, loại bỏ những hạt nổi và hạt lửng. Hạt vớt lên trộn đều với cát theo tỷ lệ 1/5, vẩy nước cho đủ ẩm, rải đều lượng giống trên mặt cát trong thùng sau đó rải một lớp cát mỏng lên trên, phun nhẹ nước cho đủ ẩm, đậy kín, để ở điều kiện trong nhà, trong vườn ươm có mái che.
Chọn vườn ươm nơi mát mẻ, ít nắng, thoáng và có điều kiện theo dõi bảo vệ thường xuyên. Khi hạt ủ trong thùng cát bắt đầu mọc rễ, mầm, đổ cát và hạt ra, chọn hạt đã mọc mầm cho vào bầu, hạt chưa mọc mầm cho vào thùng ủ tiếp. Bầu là túi PE thủng 2 đầu kích thước 15 x 8 cm.
Đất vào bầu: Đất thịt vườn ươm (tốt nhất là đất đồi feralis vàng đỏ) cuốc lên, đập nhỏ, loại bỏ rễ cây, rễ cỏ và các tạp chất khác. Trộn với phân chuồng hoai mục theo tỉ lệ 3/1, trộn đều đổ đất vào bầu.
Cách thứ hai: Khi hạt trong thùng cát nảy mầm có đôi lá thứ nhất xoè to và bắt đầu có đôi lá thứ hai, nhẹ nhàng nhổ từng cây lên trồng vào bầu.
Sau khi cây mầm đã vào bầu, đem bầu xếp thành luống ở vườn ươm. Luống chìm 1/3 bầu để giữ bầu khỏi đổ và giữ ẩm tốt. Vườn ươm phải được vệ sinh sạch sẽ, rào chắn cẩn thận.
Thường xuyên tưới nước giữ ẩm, làm sạch cỏ dại và phải che nắng cho cây con không để ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Chú ý chống ủng cho vườn ươm triệt để sau cơn mưa và phòng trừ sâu, chuột cắn cây con.
Cây con cao 20 - 30 cm bắt đầu vươn ngọn leo, thân mập khoẻ, không dấu hiệu sâu bệnh, là đạt tiêu chuẩn cây giống đưa ra trồng ở ruộng sản xuất.
b) Nhân giống bằng hom
Chặt thân cây Ba kích 2-3 tuổi thành các đoạn ngắn, mỗi đoạn có 3 - 4 mắt đem trồng. Phương pháp này được áp dụng phổ biến ở Trung Quốc. Ngoài ra, ở Trung Quốc còn có phương pháp nhân giống bằng rễ.
2.4. Quy trình kỹ thuật trồng cây Ba kích
2.4.1. Thời vụ trồng cây Ba kích
Thời vụ gieo ươm hạt vào tháng 1 hàng năm để mùa xuân hè tháng 5-7 có cây xuất đi trồng, đảm bảo tỷ lệ cây sống cao, sinh trưởng thuận lợi, đồng thời đỡ tốn công chăm sóc cây con trên diện tích lớn. Cây gieo ươm muộn từ năm trước đủ tiêu chuẩn cây con trồng vào tháng 4-6 .
2.4.2. Kỹ thuật làm đất cây Ba kích
Chọn đất feralit đỏ vàng trên núi thấp hoặc đất thịt nhẹ pha cát tơi xốp có tầng canh tác dày. Đất ẩm mát, cao, tốt nhất là đất đồi feralit giàu mùn. Phát đốt dọn sạch các loại cây tạp. Đất ruộng (nương bậc thang) được cày sâu nhưng không được lật tầng đế cày lên. Đất được làm ải từ cuối năm trước. Cày ải xong 5 - 7 ngày phải bừa ải giữ ẩm cho đất. Đến vụ trồng Ba kích phải bừa lại để đất nhỏ, tơi xốp, nhặt sạch các tạp chất trên ruộng, lên luống cao 20cm, mặt luống 60cm rãnh luốn 20cm, bổ hốc trên mặt luống trước khi trồng kích thước 30 x 30cm sâu 20cm. Đất đồi dốc không cày làm đất mà cuốc hố theo hàng đồng mức cách nhau 1m, cách hàng 1,5-2m, kích thước hố 40 x 40cm sâu 30cm. Cuốc hốc để ải trước khi trồng ít nhất 15 ngày.
Vườn dược liệu Cây Ba Kích
2.4.3. Cách bón phân cho cây Ba kích
- Bón lót: Phân chuồng hoai mục 15 - 20 tấn/ ha.
- Bón thúc: Ba năm đầu vào tháng 5 sau khi làm cỏ vun gốc tưới nước phân chuồng pha loãng (3 - 5 tấn/ha/năm) hoặc nước phân đạm urê pha loãng 20% (80 kg/ha/năm).
2.4.4. Mật độ khoảng cách trồng cây Ba kích
Trồng trên đất canh tác tơi xốp thì hệ rễ Ba kích rất phát triển. Mật độ khoảng cách trồng thường là:
Mật độ 8.500 cây/ha với khoảng cách trồng 1 m x 1,2 m – 1cây.
Mật độ 10.000 cây/ha với khoảng cách 1 m x 1 m – 1 cây.
2.4.5. Kỹ thuật trồng cây Ba kích
Đào hố 30 cm x 30 cm hoặc 40 cm x 40 cm, sâu 20 -30cm, đổ 2 - 3 kg phân chuồng hoai mục trộn với đất mùn (đất mật) đầy hố (không được để hố trũng đọng nước làm thối cổ rễ cây khi mưa). Mỗi hố trồng một cây đã được xé bỏ bầu, lấp đất đầy hố, lèn chặt gốc và tưới nước ngay. Trồng vào ngày trời râm mát càng tốt.
2.4.6. Chăm sóc và quản lý đồng ruộng cây Ba kích
Cây trồng xong, cắm cây che nắng hoặc làm giàn che nắng ngay và tưới nước giữ ẩm khoảng 7-10 ngày. Tưới cây vào buổi sáng không tưới vào buổi chiều, phát hiện cây chết trồng giặm ngay. Mùa xuân năm thứ hai giặm lần cuối. Hàng năm làm cỏ, xới xáo, vun gốc cho cây vào tháng 5 và tháng 8.
Khi cây vươn ngọn cần cắm giàn leo. Vào cuối năm thứ hai hoặc đầu năm thứ ba, cắm giàn leo cho từng gốc gồm 3 cọc mỗi cọc dài 1,5-2 m cắm theo hình chóp nón cho cây leo tạo bụi lớn vào các năm sau.
Quản lý đồng ruộng: kiểm tra định kỳ, luôn vệ sinh đồng ruộng sạch cây cỏ và các phế thái các vật thể có nguy cơ gây ô nhiễm trên đồng ruộng. Chăm sóc đúng thời gian và đúng quy trình kỹ thuật, cung cấp đủ ẩm cho cây nhất là giai đoạn cây con và mùa nắng hạn.
2.4.7. Phòng trừ sâu bệnh cho cây Ba kích
Trong hai năm đầu, kiểm tra thường xuyên để diệt trừ kịp thời sâu cắn ngọn và lá non. Từ năm thứ 3, cây đã tạo thành bụi khá lớn, sâu phá hoại không đáng kể. Sâu hại thường gặp là rệp làm thui ngọn và lá non, phòng trừ bằng cách rắc tro bếp vào buổi chiều. Cây bị bệnh nấm mắt cua làm đốm lá thì phun trừ bằng dung dịch boocđô.
Phòng trừ sâu bệnh bằng cách vệ sinh vườn sạch sẽ, thoát nước kịp thời và triệt để sau mưa.
2.4.8. Chế độ luân canh hoặc xen canh
Ba kích là cây trồng lâu năm, sau 5 - 6 năm mới khai thác. Nếu sản xuất thâm canh, sau thu hoạch chuyển sang trồng cây khác như Hà thủ ô đỏ, khoai lang, hoài sơn, 2 - 3 năm sau trồng lại. Có thể trồng xen canh với cây ăn quả hoặc cây công nghiệp , cây lâm nghiệp dài ngày. ở Trung Quốc, người ta thường trồng xen các loại cây như: sắn, gừng, lạc, khoai sọ… vào ruộng trồng Ba kích.
3. Thu hoạch, chế biến bảo quản cây Ba kích
3.1. Thu hoạch cây Ba kích
Cây trồng sau 5 năm có thể thu hoạch được. Thời vụ thu hoạch vào giai đoạn sau khi quả chín (tháng 10- 11). Đào rộng cần tránh làm sây sát, đứt đoạn rễ ở nhiều chỗ.
3.2. Kỹ thuật chế biến cây Ba kích
Củ đào về rửa sạch, loại bỏ rễ con, ủ 18- 24 giờ, phơi nắng nhẹ đến khi phần thịt rễ dẻo lại (2 ngày nắng nhẹ) độ ẩm còn khoảng 50 %, đập nhẹ hoặc nén nhẹ cho dẹp phần thịt rễ. Không làm nát hoặc bong phần thịt rễ ra khỏi lõi gỗ, sau đó tiếp tục phơi cho khô hẳn (độ ẩm không quá 13 %) cắt thành đoạn 10-13 cm. Củ hình cong queo, có dạng chuỗi hạt, vỏ có màu nâu nhạt, xù xì, có vân cứng. Mặt cắt rễ có màu tím xám hoặc nâu hồng. Ba kích khô có vị hơi ngọt. Dược liệu đựng trong bao 2 lớp: trong bao nilông buộc kín ngoài bao gai có ghi nhẫn đầy đủ: mã lô sản xuất, nơi và ngày đóng gói.
Phương pháp bào chế thuốc từ cây Ba kích
- Chế thường: Rửa sạch Ba kích sau khi thu hoạch, bỏ lõi. Có thể đồ cho mềm để bỏ lõi (khi còn nóng). Thái đoạn dài 3- 4 cm. Phơi khô độ ẩm không quá 13%.
- Ba kích tẩm rượu: Ba kích đã chuẩn bị ở trên, tẩm rượu, ủ 30 phút cho ngấm đều. Sao nhỏ lửa tới khô.
- Ba kích tẩm muối: Ba kích sau khi bỏ lõi, thái lát. Tẩm với nước muối 5% (đủ ẩm và đều), ủ 30 phút đến 1 giờ. Sao nhỏ lửa đến khi dược liệu có màu vàng. Cũng có khi người ta đun trực tiếp Ba kích với nước muối (tỷ lệ: 1kg muối cho 10 kg Ba kích), đun trong 2 giờ. Ba kích chuyển màu đen là được, phơi khô.
4. Kỹ thuật bảo quản, vận chuyển cây Ba kích
Ba kích được đóng gói trong loại bao bì tốt, hai lớp. Dược liệu được để trong kho đạt tiêu chuẩn, trên kệ kê cao khỏi mặt sàn, nơi khô ráo, thoáng mát, luôn được kiểm tra tránh mốc mọt. Nếu phát hiện chớm bị mốc cần phơi khô lại ngay, lấy bàn chải chải cho sạch, không được rửa bằng nước.
Vận chuyển bằng xe chuyên dụng.
5. Hồ sơ sản xuất cây Ba kích
- Hồ sơ vùng đất trồng.
- Hồ sơ nguồn nước tưới.
- Quy trình kỹ thuật trồng và thu hoạch, chế biến sau thu hoạch
- Nhật ký đồng ruộng
- Hồ sơ đánh giá chất lượng dược liệu và đóng bao gói
- Hồ sơ khai báo xuất sứ.
Theo Kỹ thuật trồng cây dược liệu / Trung tâm cây giống cây nguyên liệu Tam Đảo
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó