Lâm nghiệp
Cách phòng bệnh thối nứt thân trên cây cà phê
Bệnh do nấm Fusarium Spp. Sợi nấm phát sinh mạnh trong mùa mưa. Nấm ăn lan trong mạch gỗ, tượng tầng và nhu mô vỏ thân cành, làm tắt mạch dẫn, rối loạn sinh lý dẫn truyền nước và dinh dưỡng. Cuối mùa mưa hình thành bào tử, quá trình phóng thích bào tử gây bong nứt vỏ cây. Cây nhiễm sinh trưởng kém, nhiễm nặng gây chết ngọn. Bệnh lây lan rất mạnh theo nước và gió. Bệnh hại nặng trên các vườn trung tuổi trở lên, tán rậm rạp, ẩm thấp quá.
Để kiểm soát bệnh thối nứt thân phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, trên diện rộng (và sẽ đồng thời cũng giúp kiểm soát nhiều bệnh quan trọng trên cà phê):
1. Vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy cây bệnh nặng, tàn dư bệnh
2. Tạo hình thông thoáng (nhất thiết phải tạo ống khói, bằng cách bỏ các cành thứ cấp cách thân < 25 cm. Để thông gió, thoát ẩm, có ánh mặt trời chiếu vào trong tán.
3. Phun thuốc hóa học để dập dịch (thường là đầu mùa mưa khi bệnh bắt đầu bùng phát): phun thuốc gốc đồng (chamDP, Champion, COC 85,...), phun toàn diện (lá, quả, cành, thân, mặt đất. bờ lô, thân cây che bóng,...) 2 lần cách nhau 2-3 tuần.
4. Quản lý duy trì ổn định (trong mùa mưa) bằng cách phun toàn diện vườn chế phẩm sinh học (Trichomix đậm đặc, Tricho-Nema, Tricho-Meta,...các men này thay thế cả phân bón lá) 2 lần cách nhau 3-4 tuần. Cách ly hóa học ít nhất 3 tuần trước khi dùng sinh học, súc kỹ dụng cụ trước khi dùng chế phẩm sinh học.
- Bệnh có tính dịch tễ cao (lây lan rộng, tái phát mạnh) cần được kiểm soát trên diện rộng. Nếu cả vùng cùng xử lý triệt để, sau 2 năm liên tục dịch này sẽ bị đẩy lùi. Còn nếu làm chiếu lệ, cục bộ sẽ tái phát dây dưa, không dứt.
- Trong thời gian xử lý hóa học phải hạn chế đạm, nhất là đạm qua lá. Vì Đạm làm tăng tính trương nước, gây giảm hiệu lực thuốc (cơ chế tác dụng thuốc gốc đồng là ức chế khả năng hút nước của sợi nấm, bào tử nấm).
- Công đoạn dùng chế phẩm sinh học:
+ Nếu vườn chỉ thối nứt thân thì sử dụng Trichomix (Gồm: Trichoderma + phân bón lá + VSV cố định đạm + VSV công phá lân,...)
+ Nếu vườn nhiễm thối nứt thân + ve sầu thì sử dụng Tricho-Meta (Gồm: Trichoderma + phân bón lá + nấm xanh+VSV cố định đạm + VSV công phá lân,...)
+ Nếu vườn nhiễm nứt thân + tuyến trùng thì sử dụng Tricho-Nema (Gồm: Trichoderma + phân bón lá + Pas + Cod +...+VSV cố định đạm + VSV công phá lân,...)
Theo Thạc Sỹ Phạm Công Trí / Hội nông dân cà phê Việt Nam
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó