Lâm nghiệp
Cách xây lò đốt cho máy sấy – sử dụng được lâu bền mà rẻ
Phần lớn bà con Nông dân trồng cà phê nói riêng và một số nông sản khác như Bắp hay Đậu nành hiện nay đều sử dụng vỏ cà phê hay vỏ trấu dùng để đốt lấy nguồn nhiệt cho máy sấy.
Qua thực tế tham quan phần lớn các lò đốt tự xây của bà con Nông dân chúng tôi nhận thấy đều mắc phải một lỗi chung là rất nhanh nứt nẻ, sập vòm lò. Bài viết trình bày dưới đây của Công ty Viết Hiền xin chia sẻ đến bà con một số kinh nghiệm, kiến thức căn bản về xây lò đốt đã được áp dụng nhiều năm của chúng tôi, chỉ với sử dụng những vật liệu rẻ tiền nhất, dễ kiếm nhất, chúng ta có thể xây được một lò đốt có thể sử dụng củi (cà phê) hay vỏ cà phê, trấu (phương thức đốt trực tiếp) và đạt hiệu quả rất cao.
Hình lò đốt nhìn từ mặt hông
Vật liệu xây lò
- Gạch thẻ: 1100 viên kích thước 50x85x190 – loại thường dùng để xây nhà bình thường, không cần phải sử dụng gạch chịu lửa có giá quá cao.
- Silicate (Sodium Silicate) lỏng hay còn gọi là thủy tinh lỏng: 30 lít
- Đất sét trắng, loại cực mịn (thường có tại các điểm bán VLXD) – Khoảng 80kg.
- Đất sét trắng chất lượng thấp, loại thô nhất, không cần mịn – Khoảng 20kg.
- Khung sắt dùng để định hình, để chúng ta dể xây theo đó, mà không cần thợ xây.
- Cửa lò bằng sắt gắn vào khung sắt định hình.
- Thang đốt gắn vào khung sắt định hình (thang đốt cần gắn di động vào khung sắt định hình, để khi đốt bằng củi dễ dàng tháo ra)
Lưu ý những vật làm bằng sắt đã có kèm theo bản vẽ chi tiết, thợ cơ khí bình thường cũng có thể làm được.
CÁCH LÀM VỮA ĐỂ XÂY LÒ
- Trộn 1 phần nước Silicate với 4 phần nước, khuấy đều, vì Silicate rất đặc và nhớt, tránh đụng tay vào vì có thể gây ngứa.
- Đổ đất sét trắng loại mịn và loại thô ra hai đống riêng biệt khác nhau, làm một lỗ ở giữa đống như người ta chuẩn bị trộn hồ bằng tay.
- Đổ hỗn hộp nước và Silicate vào lỗ giữa đống đất sét trắng rồi trộn đều (nhớ là hai loại đất sét trắng thô và mịn riêng nhau). Điều chỉnh lượng hỗn hợp nước+silicate sao cho vừa đủ ướt như người ta vẫn làm khi trộn hồ để xây nhà.
- Ngâm ủ khoảng 3-4 tiếng đồng hồ sau rồi mới bắt đầu xây, mục đích của việc ngâm ủ là làm cho Silicate ngấm sâu hẳn vào trong đất sét. Trong quá trình ủ, có thể bị khô đi một chút thì chúng ta có thể đổ thêm hỗn hợp Nước + Silicate vào khi bắt đầu xây.
Một số lưu ý khi xây lò
- Chỉ cần nương theo khung định hình để xây như bảng vẽ đã hướng dẫn, xây 4 bức tường chung quanh trước và các bức tường ngang cao đều lên một lúc. Dùng vữa hồ loại đất sét mịn, tráng một lớp thật mỏng lên viên gạch để xây, lưu ý phần lớn bà con nghĩ rằng: lớp vữa hồ phải dày thì mới chắc, trên thực tế không phải vậy, vữa hồ càng dày, càng dễ bị nức khe xây.
- Khi xây đến phần vòm, sẽ cần một số khung sắt uốn hình vòm đỡ bên dưới để chúng ta đặt gạch lên mà không bị rớt, khi xây xong có thể rút vòm sắt tạm này ra. Trên thị trường có bán một số gạch hình thang, gọi là gạch búa (chỉ cần 60 viên) dùng để xây vòm rất bền nhưng giá đắt hơn gạch thẻ, bà con có thể cân nhắc sử dụng, ở đây chúng tôi chỉ hướng dẫn cách xây vòm bằng gạch thẻ thông thường.
- Dùng vữa hồ loại đất sét thô để trét vào khoảng trống giữa các viên gạch đang xây vòm, khe giữa các viên gạch trên vòm cần trét cho thật chắc, với kết cấu mái vòm, nếu khe này chắc chắn thì sau khi xây xong, đứng lên vòm vẫn không sập. Xây xong vòm đến đâu, rút thanh sắt đỡ vòm tạm ra đến đó.
Hình thù viên gạch búa đầu to đầu nhỏ, dùng để xây vòm
Vách ngăn 2 và cách hãm bớt ngọn lửa trực tiếp đi vào máy sấy
Đốt xông lò
- Sau khi xây xong, do sự bốc hơi nước cho nên sẽ có một số điểm bị khe nức chân chim, có thể dùng tỷ lệ Silicate cao hơn một chút để làm hồ trét vào khe nức.
- Đốt lò với cường độ thấp, chủ yếu cho ấm dần để cho hơi nước từ từ bay đi, nếu nóng quá, lượng hơi nước bay đi đột ngột dễ gây nứt khe. Thời gian xông nóng lò cần khoảng 3-4 tiếng đồng hồ. Quan sát các khe nức sau khi xông lò để dùng vữa mịn trét vào.
- Xin bà con lưu ý, bản chất của Silicate là một dạng thủy tinh lỏng, khi gặp nhiệt độ cao Silicate sẽ hóa thành thủy tinh để liền kín lại các mạch vữa, nếu chúng ta cho tỷ lệ thủy tinh cao quá, thì khi hóa thành quá nhiều thủy tinh mà thiếu đất sét thì dễ vỡ, nếu ít quá thì dễ nứt lò khi hơi nước bay đi. Đó là lý do tại sao chúng ta cần ủ cho Silicate trộn lẫn trong thành phần của đất sét. Mạch vữa dày quá sẽ tạo chênh lệch độ giãn nỡ khác nhau giữa viên gạch và vữa, cũng gây nứt nẻ khe xây.
Một số lưu ý an toàn khi đốt lò
Một số bà con nghĩ rằng lò đốt bằng vỏ cà phê không có gì nguy hiểm, trên thực tế khi đốt, có khi lượng vỏ cà phê điều chỉnh nạp xuống quá nhiều, trôi qua khỏi thang đốt và nằm trong buồng đốt nhưng chưa kịp cháy hết, lượng vỏ này bao bọc một nhiệt lượng bên trong gây ra hiện tượng cháy yếm khí và tạo nên khí hóa bên trong (Gasifier). Khi chúng ta khơi cho cháy lượng vỏ này, vô tình giải phóng lượng gas thoát ra đột ngột và tạo nên sự bùng cháy rất mạnh, tuy không nổ, nhưng đủ để cháy hết râu tóc, cũng khá nguy hiểm.
Nhân đầu mùa vụ cà phê mới, kính chúc bà con Nông dân, những nhà chế biến, kinh doanh cà phê một vụ mùa gặt hái nhiều thành công.
Theo Viết Hiền
Giá cà phê
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó