Lâm nghiệp
Giới thiệu phương pháp xác định độ mủ cao su
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương có công văn số 01/HD-SKHCN về hướng dẫn áp dụng phương pháp xác định độ mủ cao su trong mủ nước để giao dịch, mua bán mủ nước trên địa bàn tỉnh như sau:
1. Lấy mẫu mủ cao su
a) Dụng cụ lấy mẫu
Dụng cụ lấy mẫu (cốc múc mủ có cán dài khoảng 1 m hoặc ống thủy tinh, ống nhựa có đường kính khoảng 10 mm đến 15 mm dài khoảng 1 m).
Cốc đựng mủ bằng thủy tinh hoặc bằng thép không rỉ có dung tích 1 000 ml và 100 ml.
b) Lấy mẫu
Mủ nước phải được khuấy hoặc trộn đều để tạo thành một khối đồng nhất trước khi lấy mẫu.
Dùng dụng cụ lấy mẫu lấy ở tất cả các phuy/bao/can đựng mủ nước. Mẫu mủ nước được lấy ở ba phần: lớp đáy, lớp giữa và trên, sao cho mẫu là đại diện cho cả phuy/bao/can. Mỗi phuy/bao/can lấy khoảng 100 ml cho vào cốc 1000 ml sau đó trộn đều thành một khối đồng nhất rồi lấy ra khoảng 50 ml cho vào cốc 100 ml để làm mẫu thử.
Mẫu sau khi lấy phải được chuyển ngay đến bộ phận xác định độ mủ.
2. Cách xác định độ mủ cao su
a) Thiết bị, dụng cụ
Bếp điện, bếp gas hoặc bếp dầu có thể điều chỉnh được nhiệt độ hoặc chiều cao ngọn lửa để tránh trình trạng cao su bị cháy.
Cân kỹ thuật chính xác đến 0,01 g (được kiểm định và còn hiệu lực).
Cốc cân mẫu bằng thủy tinh trong suốt hoặc bằng thép không rỉ hoặc bằng sứ có dung tích từ 20 ml đến 40 ml.
Chảo nhôm đáy phẳng, đường kính khoảng 15 cm có tay cầm.
Chài có tiết diện phẳng đường kính khoảng 4 cm.
Bình tia.
Đũa bằng thủy tinh hoặc bằng thép không rỉ để khuấy mẫu trước khi cân.
b) Cách tiến hành
Cân khoảng 10 g mẫu mủ nước được khối lượng m0 trong cốc cân, trên cân kỹ thuật chính xác đến 0,01 g.
Cho hết mẫu mủ nước vào chảo, tráng sạch cốc cân mẫu bằng khoảng 20 ml nước sạch, cho hết nước vào chảo.
Xoay đều chảo trên mặt phẳng cho mủ nước phân tán đều trên chảo.
Nướng mủ trong chảo trên bếp đồng thời xoay đều chảo cho đến khi nước bốc hơi hết (Mủ nổi phồng lên sau đó xẹp xuống). Nếu mẫu có nhiều đốm trắng nhỏ lấy chảo ra khỏi bếp dùng chài có tiết diện phẳng để ém các đốm trắng cho dính chặt vào chảo.
Tiếp tục nướng mủ trong chảo cho đến khi mủ có màu vàng trong đồng đều trong khắp chảo và có mùi thơm. (trường hợp mủ bị dính cục, có màu trắng sữa phía trong thì phải xác định lại).
Lấy chảo ra khỏi bếp và để nguội (có thể làm nguội chảo bằng cách đặt nhẹ chảo vào thau nước, không được để nước vào chảo).
Lột hết cao su trên chảo ra (Nếu cao su dính quá chặt vào chảo không thể lột hết, nghĩa là mủ đã bị nướng quá nhiệt độ và thời gian thì phải xác định lại).
Dùng cân kỹ thuật đã cân mẫu mủ nước để cân mẫu cao su khô sau khi nướng. Kết quả cân mẫu cao su khô được khối lượng m1 (tính bằng gram).
c) Tính toán kết quả
Độ mủ cao su được tính theo công thức sau:
Độ mủ (%) = m1 (g) : m0 (g) x 100
Trong đó:
m0: Khối lượng mẫu mủ nước trước khi nướng, tính bằng gram
m1: Khối lượng mẫu cao su khô sau khi nướng, tính bằng gram
Lưu ý:
Trường hợp cân đúng 10 g mủ nước (nghĩa là khối lượng mủ nước trước khi nướng m0 = 10,00 g), áp dụng công thức rút gọn sau để tính: Độ mủ (%) = m1 (g) X 10
Trong đó:
m1: Khối lượng mẫu cao su khô sau khi nướng, tính bằng gram
Trên đây là hướng dẫn của Sở Khoa học và Công nghệ về phương pháp xác định độ mủ cao su trong mủ nước. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị tổ chức,cá nhân phản ánh kịp thời về Sở Khoa học và Công nghệ hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền để xem xét, chỉ đạo.
UBND Bình Dương

TIN TỨC KHÁC :
Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
Kỹ thuật trồng chuối đỏ
Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
Kỹ thuật nuôi Cua đồng
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
Kỹ thuật nuôi Trăn
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó