Lâm nghiệp
Kỹ Thuật gieo ươm Cây sao đen
Tên Việt Nam: CÂY SAO ĐEN
Tên khoa học: Hopea odorata
Họ: Dipterocarpaceae
I. Đặc điểm hình thái
- Cây gỗ thường xanh, cao 30 – 40 m, đường kính 60 – 80 cm, thân thẳng tròn, vỏ ngoài nâu xám, nứt dọc sâu thành miếng dày xù xì, vỏ trong màu nâu đỏ nhiều sợi, cành non và cuống lá phủ lông.
- Lá hình trái xoan, thuôn hay hình mũi mác, đầu có mũi tù ngắn, gốc hơi lệch.
- Cụm hoa hình chùy mang nhiều bông ở nách lá hay đầu cành.
- Quả hình trứng, đường kính 7 – 8 mm, mang 2 cánh phát triển.
II. Phân bố địa lý
- Cây phân bố ở Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Ở Việt Nam, cây mọc ở hầu hết các tỉnh phía Nam từ Gia Lai, Kon Tum trở vào, trong các khu rừng kín thường xanh, có tính quần thụ cao.
- Cây ưa đất ẩm, sâu, dày. Tái sinh mạnh ở những nơi có độ tàn che nhẹ.
III. Giá trị kinh tế
- Gỗ cứng, màu vàng nhạt hơi xám, dác sáng hơn. Không mối mọt, dễ chế biến thường dùng làm gỗ xây dựng, đóng đồ gia dụng, làm sàn nhà, đóng toa xe, đóng tàu thuyền.
- Cây có hình dáng đẹp do đó còn được trồng làm cây lục hóa đô thị.
IV. Một số thông số kỹ thuật
- Nơi thu hái: Đồng Nai.
- Thu hái hạt giống trên những cây mẹ từ 15 tuổi trở lên. Cây mẹ được chọn phải có hình dáng đẹp, thân thẳng, chiều cao dưới cành từ 6 m trở lên, tán lá đều, không sâu bệnh, cụt ngọn, cây có sức sinh trưởng khá, chỉ thu hái những quả đã chín. Dấu hiệu nhận biết quả đã chín: Vỏ quả chuyển sang màu nâu, hoặc cánh quả màu nâu đỏ, hạt màu xanh lá cây hay vàng nhạt.
Quả sau khi thu hái về được phân loại và tách bỏ cánh.
- Phương thức bảo quản:
+ Điều kiện môi trường: Hạt được trải thành lớp cao từ 6 – 7 cm ở nơi râm, mát, khô ráo. Hàng ngày phải đảo và phun nước bổ sung để duy trì đủ độ ẩm cho hạt. Kiểu bảo quản này chỉ duy trì sức sống của hạt trong 1 tuần.
+ Bảo quản trong túi PE, ở nhiệt độ thấp 5 – 10oC, độ ẩm hạt đưa vào bảo quản 32 – 34%.Phương thức này có thể duy trì sức sống của hạt được 2,5 tháng.
- Trọng lượng 1.000 hạt khoảng 330 gram.
- Số hạt/1 kg khoảng 3.000 hạt.
V. Kỹ thuật gieo ươm
V.1Làm đất gieo
Chọn đất cát pha nhẹ, mịn, kích thước hạt dưới 2 mm, mặt luống rộng 1m, gờ luống cao 15 – 20 cm, chân luống rộng 1,2m. Sau khi san phẳng mặt luống, tưới nước cho đất đủ ẩm để gieo hạt. Khử trùng đất trước khi gieo hạt 1 ngày bằng Benlat (6g Benlat hoà tan trong 10lít nước phun đều cho 100 m2) hoặc Captan (4 thìa Captan hòa trong 5 lít nước) để phun lên đất.
V.2 Xử lý hạt giống
Hạt giống trước khi gieo được ngâm trong thuốc tím (KMnO4) nồng độ 0,05% trong 10 phút, sau đó vớt ra rửa sạch và ngâm hạt trong nước thông thường sau 1 – 2 giờ, vớt ra và đem gieo trên luống đã được chuẩn bị sẵn.
V.3 Gieo hạt
Rải đều hạt trên luống gieo, gieo xong phủ một lớp đất mịn vừa lắp kín hạt, dùng rơm (hoặc cỏ khô, lá khô) đã qua khử trùng bằng nước vôi trong để che phủ mặt luống, bên trên dùng dàn che bằng lưới đen để che nắng 50% – 70%. Hằng ngày tưới nước đều (sáng sớm và chiều tối), đủ ẩm. Sau 5 – 6 ngày, cây mạ mọc đều thì bỏ lớp vật liệu che phủ (rơm, rạ, cỏ, lá khô) và chăm sóc luống gieo.
V.4 Chuẩn bị bầu đất
Dùng túi bầu PE 11x20 cm đựng hỗn hợp ruột bầu. Thành phần ruột bầu gồm 80% đất tầng AB + 20% phân hữu cơ đã hoai (phân chuồng, phân xanh, phân rác). Đất làm ruột bầu được đập sàn nhỏ trộn đều với phân và đổ vào bầu thật đầy, sau đó xếp thành luống có chiều ngang 0,8 – 1 m, chiều dài tùy ý, khoảng cách giữa 2 luống 0,4 m.
V.5 Cấy cây và chăm sóc cây con
Gieo 3 – 4 tuần cây mạ cao 4 – 5 cm (cây có từ 4 – 6 lá), nhổ cây cấy vào bầu, trước khi nhổ phải tưới nước đẫm luống gieo và luống bầu trước đó 1 giờ. Cấy xong che nắng hoàn toàn 4 -5 ngày, sau đó tiến hành che bóng 50% ánh sáng tự nhiên. Hàng ngày tưới nước đủ ẩm vào sáng sớm và chiều tối. Khi cây còn nhỏ, mỗi ngày tưới 1 lần, 3 – 4 lít/m2/1 lần. Khi cây đã lớn, 1 lần/ngày hoặc 2 ngày/1lần, 4 – 5 lít/m2/1 lần. Cách 15 ngày làm cỏ phá váng 1 lần, chỉ để mỗi bầu 1 cây tốt khỏe, bầu nào có cây chết phải trồng dặm ngay.
Khi cây con đạt chiều cao 10 – 15 cm thì tiến hành đảo bầu nhằm tránh trường hợp rễ cây phát triển xuyên qua túi bầu, xếp các cây có cùng chiều cao với nhau để tiếp tục chăm sóc hoặc bón thúc. Cần bón thúc cho những cây có sức sinh trưởng kém bằng phân Urê hoặc Sunfát đạm với liều lượng là 0,25 gram hoặc NPK 16-16-8 pha loãng 1%, sau khi bón thúc phải tưới lại bằng nước.
Trước khi xuất vườn từ 2 – 4 tuần, ngừng hẳn việc tưới phân, giảm lượng nước tưới để hãm cây nhằm giúp cây con cứng cáp, làm quen dần với điều kiện khó khăn khi đem trồng rừng.
Thời gian nuôi cây trong vườn ươm từ 8 tháng – 1 năm, cây có chiều cao tối thiểu 30 cm, đường kính cổ rễ 5 – 7 mm thì có thể đem xuất vườn.
V.6 Phòng trừ sâu bệnh
Cây con ở giai đoạn vườn ươm phải được thường xuyên chăm sóc, làm sạch cỏ để tránh sâu, bệnh gây hại. Để ngăn ngừa nấm hại, dùng Boocđo nồng độ 1% phun đều lên trên mặt lá với liều lượng phun 1 lít/4m2, 2 tuần/1 lần.
Khi phát hiện nấm bệnh thì tưới dung dịch boocđo 1% hay COC 85 liều lượng 25 gram/1 - 2 bình 8 lít, phun sương đều trên mặt lá với liều lượng phun 1 lít/4m2, 10 – 15 ngày phun 1 lần, liên tục 2 – 3 lần liền. Nếu sâu ăn lá hoặc một số côn trùng khác có thể dùng Bassa 50ND pha 1/400 – 1/600 hoặc dùng Methyl parathion 0,1% để phun. Nên phun thuốc vào buổi chiều. Sau khi phun thuốc 2 – 3 tiếng thì tưới lại bằng nước sạch.
Trích nguồn: Giống cây trồng Nam Bộ
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó