Lâm nghiệp
Kỹ thuật trồng cây sưa đỏ
kỹ thuật trồng cây sưa đỏ
Sưa là loài cây thân gỗ thuộc họ đậu. Nó được đánh giá là loài cây vô cùng quý hiếm đã được ghi nhận tại sách đỏ Việt Nam. Rất nhiều người đang muốn trồng loại cây này vì đem lại lợi nhuận kinh tế cao tuy nhiên về kĩ thuật trồng cây sưa đỏ thường khá là phức tạp và không phải ai cũng có thể trồng thành công.
Kỹ thuật trồng Cây Sưa Đỏ
Tiến hành trồng tập trung
Trồng cây sưa đỏ thông thường mật độ lí tưởng là khoảng 1,1 nghìn cây/ha. Mỗi cây cách nhau khoảng 3m và mỗi hàng cách nhau khoảng 3m. Bên cạnh đó cây sưa đỏ bạn có thể trồng với các loài cây có lạ rộng bản địa khác chẳng hạn như cây trám, cây chò đen và cây lim xẹt, tùy thuộc vào điều kiện.
Công đoạn chuẩn bị đất trồng cây sưa đỏ
Công đoạn chuẩn bị đất trồng: trước khi tiến hành trồng cây người dân cần phải tiến hành cuốc đất để làm hố trước thời gian trồng khoảng 15 ngày, với kích thước mỗi hố là 40x40x40cm. Mỗi hố tiến hành bón 200g phân NPK hay bạn cũng có thể thay thế bằng 500g phân vi sinh, ngoài ra cần phải trộn đều phân vào lớp đất mặt cho xuống đáy hố.
Giai đoạn thời vụ trồng cây sưa đỏ
Thông thường trồng cây sưa đỏ gồm có 2 vụ chính đó là vụ xuân diễn ra từ tháng 2- tháng 4 và vụ thu diễn ra từ tháng 7 – tháng 9. Bên cạnh đó bạn cũng cần phải lưu ý rằng nếu như bạn trồng cây với số lượng ít và có điều kiện chăm sóc và tưới ẩm thì loại cây này có thể được trồng quanh năm.
Thu hạt cây
Vào cuối năm, khi quả có màu nâu đậm, khô là lúc thu hạt tốt nhất. Hạt Muồng hoàng yến khá nhẹ, mỗi kilogram gồm 5.700- 10.400 hạt. Hạt màu nâu nhạt, hình bầu dục, cứng, có thể cất giữ đến 2- 3 năm trong hộp kín. Các hạt được cất trữ nảy mầm tốt hơn cả hạt tươi. Trước khi đem gieo, hạt được ngâm trong nước nóng trong vòng 4-5 phút sau đó rửa sạch. Nhưng cũng có ý kiến việc ngâm nước nóng làm giảm tỷ lệ nảy mầm. Có nơi đem ngâm hạt 1-2 ngày trong nước ấm trước khi gieo.
Tiêu chí lựa chọn cây giống
Đối với cây giống nên được ươm ở trong vườn trong thời gian từ 6 đến 8 tháng, với chiều dài từ 40 đến 50cm, lựa chọn những cây có thân thẳng, không bị sâu bệnh và có cành lá cân đối. Ngoài ra khi trồng thì tốt nhất là chọn thời điểm ngày mưa nhỏ hay râm mát. Sử dụng một con dao hoặc một cái kéo để xé lớp túi ni lông bọc bầu cây sưa đỏ, sau đó đặt bầu cây thẳng vào trong hố, lấp đất cho đầy miệng hố. Bạn có thể sử dụng chân để nhẫm chặt xung quanh phần gốc cây nhưng lưu ý là tránh làm vỡ bầu.
Gieo ươm
Hạt được gieo trên luống với khoảng cách 25cm. Sau đó tưới thường xuyên. Việc nảy mầm thường bắt đầu vào đầu mùa mưa, tuy vậy có hạt một năm sau mới nảy mầm. Việc chuyển cây sưa ra trồng phải thật cẩn thận vì hệ rễ của cây có cấu trúc rất đặc biệt. Tránh làm đứt gãy các rễ bên.
Có thể trồng bằng stump với chiều dài của trồi là 25cm, chiều dài của rễ 20cm, đường kính cổ rễ nhỏ hơn 1cm Không trồng được bằng đoạn thân. Cũng có thể trồng bằng rễ với đoạn có chiều dài 10cm và đường kính 1cm.
Kỹ thuật trồng cây sưa đỏ
Gieo hạt trực tiếp cho tỷ lệ sống kém nhưng tăng trưởng lại nhanh. Nếu trồng rừng thuần loại hoặc khoảng cách giữa các cây hẹp, cây sẽ có hình thể không đẹp. Thường trồng hỗn giao với Dấu dầu (Schleichera trijuga), Choại hay Trâm. Ở Java, Indonêxia, thường trồng rừng thuần loại với cự ly ban đầu 1,5×1,5m hoặc 2,5×2,5m..
Tiến hành chăm sóc cây sưa đỏ
Trong thời gian 3 năm đầu, bạn cần thực hiện chăm sóc cây như làm cỏ ở xung quanh gốc, cần đảm bảo rằng cỏ dại không chen lấn và tạo nguồn quang hợp. Vào mỗi năm cần phải bón phân 2 đến 3 lần với lượng phân từ 100 – 200g NPK( 5:10:3)/ cây. Từ năm thứ 4 trở đi cây vẫn cần phải chăm sóc, tiến hành làm cỏ từ 1 đến 2 lần vào mỗi năm và bạn có thể bón thêm phân với lượng tăng từ 100-200g NPK (5:10:3)/cây.
Tiến hành chăm sóc cây sưa đỏ.
Chú ý rằng trong thời gian 1 tới 2 năm đầu là quá trình cây sưa trưởng thành và phát triển nhanh do đó mà cành nhánh và ngọn thường hay cong. Do đó bạn cũng cần phải tỉa bớt những cành và nhánh, đồng thời chỉ giữ lại một thân khỏe và phát triển tốt nhất. Bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng cọc cắm để giá đỡ cho phần ngọn bị cong sẽ giúp cho cây thẳng đứng. Khi cây được 3 – 4 năm thì cây sẽ tự vươn thẳng đứng.
Trong quá trình cây đã phát triển bình thường thì bạn có thể bón phân bởi lẽ đây là loài cây thuộc họ đậu, nên bộ rễ của cây xưa có thể tự tổng hợp Nitơ để giúp cây phát triển. Cây sưa đỏ có sức phát triển mạnh hơn so với những loại cây gỗ cùng nhóm và cho thu hoạch sớm hơn rất nhiều.
Tái sinh thiên nhiên: Các loài động vật đã giúp cho Muồng hoàng yến phát tán rộng. Sóc, khỉ, lợn rừng và nhiều loài động vật khác thường đến ăn phần mềm của quả nên đã đưa hạt cây đi xa. Cây con dễ bị chết vì cỏ dại lấn át. Hạt tái sinh tốt khi bị vùi trong đất để tránh ánh nắng mạnh hoặc bị động vật ăn.
Tăng trưởng: Giai đoạn nhỏ cây tăng trưởng chậm, nhưng sau đó tăng dần. Hệ rễ phát triển ngay khi còn non. Khi trồng rừng hỗn giao, cây có thể đạt chiều cao trung bình 13,5m và đường kính trung bình 14cm sau 12 năm. Trong điều kiện thuận lợi, mỗi năm có thể tăng trưởng đường kính trung bình 1,4- 1,5cm (trong vòng 16 năm), còn tăng trưởng chiều cao trung bình khoảng 0,6m/ năm (trong vòng 4 năm đầu).
Quá trình khai thác gỗ cây sưa đỏ
Sưa đỏ trồng trong thời gian từ 8 đến 10 năm thì có thể thu hoạch được gỗ bởi lẽ sau khi 4 – 5 tuổi thì cây đã bắt đầu hình thành lõi và những thành phần có lõi của cây đều được tận dụng để bán.
Theo cây trồng lâm nghiệp
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sư đỏ
Đặc điểm cây sưa đỏ:
Kỹ thuật ủ mầm:
Kỹ thuật vườn ươm cây sưa đỏ
Quy trình kỹ thuật làm đất:
Kỹ thuật chăm sóc cây sưa non:
khoa học công nghệ Bắc Giang
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó