Lâm nghiệp
Kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng Cây Trôm
Tên khoa học: Sterculia foetida L.
Họ thực vật: Trôm (Sterculiaceae)
Đặng Văn Thuyết
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Công dụng
Gỗ dùng trong xây dựng, xẻ ván, đóng đồ mộc, dễ gia công chế biến. Vỏ làm thuốc lợi tiểu và có chất nhầy làm săn da; lá làm thuốc kháng sinh, tiêu viêm, nhuận tràng. Hạt có dầu béo, màu vàng nhạt, dịu, có tác dụng nhuận tràng, lợi trung tiện, chữa ghẻ, thắp sáng, có thể ăn được và xay bột làm nhân bánh.
Đặc biệt nhựa có dạng keo, dễ tan trong nước, chứa nhiều chất bổ dưỡng dùng để chế các loại nước giải khát, giải nhiệt cao cấp nên có giá bán rất đắt, có khi tới 200.000-300.000 đồng/kg.
Cũng là cây gỗ lớn, thường xanh, tán rậm được trồng trên đường phố, trong công viên, là cây xanh tạo cảnh quan và bóng mát rất được ưa chuộng.
Đặc điểm hình thái
Cây gỗ trung bình đến lớn, cao 15-20m, đường kính tới 50-60cm, thân hình trụ, gốc có múi, vỏ màu nâu đậm, phân cành cao, mập, gãy khúc, tán rộng, dày.
Lá kép chân vịt có 5-9 lá, cuống ngắn dày 1cm. Lá dài 30cm, màu xanh lục đậm, bóng nhẵn, có nơi rụng vào mùa khô, gân bên xếp song song nổi rõ cả 2 mặt. Cuống chung dài 10-20cm, mảnh.
Cụm hoa dạng chuỳ, xuất hiện cùng với lá non. Hoa tạp tính, có mùi hơi hôi, lá đài màu đỏ mặt trong, có ít lông mép. Nhị đực và bầu trên 1 cột, mang 1-15 bao phấn. Bầu có 5 lá noãn. Hoa nở tháng 2-3, quả chín tháng 10-12.
Quả gồm 1-5 ngăn, hình trứng, dài đến 10cm, đầu hơi nhọn. Vách quả dày, cứng hoá gỗ, màu đỏ sau chuyển qua đỏ đến đen. Hạt nhiều, 10-15 hạt/ quả, thuôn dài 1,8-2cm, màu đen bóng.
Đặc tính sinh thái
Mọc hoang trong rừng nhiệt đới, ở Việt Nam gặp nhiều trong rừng bán thường xanh vùng khô hạn Nam Trung bộ thuộc các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hoà,…
Chịu được khí hậu khắc nghiệt, nắng nóng, lượng mưa thấp, 600-700mm/ năm, nhiệt độ đất và không khí cao có khí đến 40-45oC với 6-7 tháng mùa khô, đất trống đồi trọc nghèo xấu trên các loại đá mẹ thô như Granit, phù sa cổ, sa thạch, thậm chí có 80-90% là cát hay có nhiều đá lẫn hoặc đá lộ đầu. Mọc tốt trên vùng có khí hậu mưa ẩm, lạnh rét hơn trên đất phù sa, đất hình thành trên các loại đá mẹ hạt mịn, tầng dày, chua đến ít chua.
Trôm có khả năng chịu nắng, chịu nóng, chịu hạn rất cao trong điều kiện môi trường đất rất nghèo xấu thiếu mùn và dinh dưỡng.
Kỹ thuật gây trồng
Tạo cây con:
- Thu hái hạt từ những cây 10-15 tuổi, sinh trưởng tốt, thân cành cân đối.
- Hạt sau khi thu hái chế biến cần gieo ngay, tránh làm rụng lớp lông bao quanh hạt. Ngâm hạt vào nước 2 sôi 3 lạnh trong 24 giờ, để ráo và ủ 2-3 ngày, hạt nảy mầm đem gieo vào bầu.
- Bầu làm bằng vỏ Pôlyêtylen cỡ 14x20cm, thủng đáy có đục lỗ xung quanh, ruột bầu gồm 60% đất cát pha + 30% đất sét + 10% phân chuồng hoai tính theo khối lượng.
- ở vùng khô hạn đặt bầu trên luống chìm ở độ sâu khoảng 15cm sao cho bề mặt bầu ngang với bề mặt đất, tưới đủ ẩm cho cây trước và sau khi cấy. Thời gian đầu cần có rơm rạ tủ kín hoặc làm dàn che để che nắng chắn gió cho cây.
- Sau 10-15 ngày cây sống ổn định, dỡ bỏ vật liệu che chắn, tiếp tục tưới nước mỗi ngày 2 lần đảm bảo đủ nước cho cây.
- Tiêu chuẩn cây con đem trồng: 3-4 tháng tuổi, cao 35-45cm, đường kính cổ rễ 3-4mm.
Cách trồng:
- Mật độ tuỳ theo phương thức trồng:
Nông lâm kết hợp với Dứa, Chuối, Điều,… 550cây/ha (3x6m hoặc 3,5x5m).
Thuần loài toàn diện: 1100cây/ha (3x3m).
- Thời vụ trồng vào đầu mùa mưa khi đất đã đủ ẩm.
- Xử lý thực bì cục bộ nơi thưa, theo băng nơi dày.
- Cuốc hố 40x40x40cm.
- Bón lót 3-5 kg phân chuồng hoai/hố, nơi có điều kiện bón 10kg/hố.
- Chăm sóc: Năm đầu sau khi trồng 2-3 tháng vun xới gốc rộng 1m và tủ cỏ rác giữ ẩm cho cây. Năm thứ 2 và 3, mỗi năm chăm sóc 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa, phát luỗng cây cỏ xâm lấn và vun xới, tủ gốc như năm thứ 1.
Khai thác, sử dụng
Các mô hình:
Trước đây người dân ở Ninh Thuận vào mùa khô thường vào rừng tự nhiên trích nhựa Trôm bằng phương pháp thủ công. Mỗi ngày công trích được 2-3kg nhựa, bán được 600.000-700.000 đồng để tăng thêm nguồn sống. Gần chục năm lại đây bằng kinh nghiệm bản thân và kiến thức bản địa nhiều gia đình đã gây trồng thành công trong vườn nhà hoặc trên nương rẫy.
Trôm trồng trong vườn nhà, ở đất xám phát triển trên đá Granít và phù sa cổ khu vực Núi Chúa - Ninh Thuận với diện tích 1ha, mật độ 400-833cây/ha xen với Chuối, Dứa, đạt đường kính bình quân 14,8cm, chiều cao 4m ở tuổi 6.
Trôm trồng trong trang trại rừng đất đồi núi trọc, vàng đỏ trên Granít ở Sông Trâu - Ninh Thuận, diện tích 1,5ha, mật độ 400-833cây/ha xen Điều, Chuối, Dứa, 6 tuổi, đạt đường kính bình quân 9,5cm, cao 3,8m.
Trôm trồng thuần loài trên đất trống trọc ở Ninh Phước - Ninh Thuận, đất xám vàng trên đá granít có đá lộ đầu, diện tích 4ha, mật độ 400cây/ha (5x5m), 4 tuổi, đạt bình quân đường kính 5cm, chiều cao 1,65m.
Khai thác:
Cây trồng 4-5 năm cao 5-6m, đường kính 10-12cm bắt đầu khai thác nhựa. Dùng đục tạo lỗ trên thân, cỡ 2x2cm ở độ cao 0,5m trở lên. Các lỗ đục xen kẽ nhau, có chiều sâu qua lớp vỏ vừa chạm phần gỗ. Không khai thác nhựa vào tháng 3-4 khi cây rụng lá. Đó là cách khai thác nhựa truyền thống đang được sử dụng ở Ninh Thuận, gây ảnh hưởng xấu tới sinh trưởng của cây.
Để khắc phục tình trạng đó đã có thử nghiệm thành công bước đầu bằng cách cắt phần ngọn của một số cành to, buộc chặt túi nilông hứng nhựa vào đầu cành mà không phải đục vào thân cây.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đặng Đình Bôi, Bùi Anh Tuấn, 2004. “Cây trôm, một cây quý đang được phát triển ởNinh Thuận”. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ninh Thuận.
Trần Hợp, 2002. “Tài nguyên cây gỗ Việt Nam”. Nhà xuất bản Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó