Lâm nghiệp
Kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng Tếch
Tên Việt Nam: TẾCH
Tên khoa học: Tectona grandis
Họ: Verbenaceae
I. Đặc điểm hình thái
- Cây gỗ cao 30 – 40 m, đường kính 60 – 80 cm. Thân thẳng, tròn, vỏ ngoài màu xám vàng, nứt dọc thành vảy nhỏ, dài và hẹp, thịt vỏ có sơ. Cành non phủ lông hình sao, màu gỉ sắt. Cây rụng lá theo mùa.
- Lá to hình trái xoan, hình trứng ngược hoặc gần hình tròn, đỉnh nhọn, mặt trên nhẵn, mặt dưới phủ lông, hình sao màu vàng nhạt, dài 20-60cm, rộng 20-40cm.
- Cụm hoa lớn, hình chùy, gồm những xim 3 nhánh, mọc đối.
- Quả hạch hình cầu có đường kính từ 1-2cm, có lông hình sao dày đặc, phía ngoài có đài bao bọc, mỗi quả có từ 1 – 3 hạt.
II. Phân bố địa lý
- Cây có nguồn gốc ở Thái Lan, Mianma, Ấn Độ. Cây được nhập nội vào Việt Nam và trở thành loài cây trồng phổ biến ở nhiều tỉnh, nhất là ở các tỉnh thuộc Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ.
- Tếch là cây ưa sáng hoàn toàn cả khi cây còn non, tái sinh chồi và hạt đều tốt, ưa khí hậu nhiệt đới mưa mùa, chịu lạnh kém, chịu lửa và ít bị sâu bệnh.
III. Giá trị kinh tế
- Gỗ màu vàng sẫm hay xám hơi nâu, vòng năm dễ nhận.
- Gỗ nặng trung bình, thớ to nhưng mịn, không cong vênh, nứt nẻ, không bị mối mọt, nấm mốc phá hoại, được sử dụng đóng bàn ghế, tủ, ván lót sàn,…. Gỗ chịu được nước mặn nên được dùng để đóng tàu biển, toa xe, xẻ ván sàn, gỗ lạng, ….
- Tếch có thể trồng thành rừng với qui mô lớn, hoặc trồng nơi công cộng và ven đường.
IV. Kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng trồng
IV.1 Chuẩn bị đất trồng
- San ủi thực bì, đốt dọn, cày phá lâm phần bằng cày chảo 3.
- San bằng các gốc cây, gò mối, cày bằng cày chảo 7 hai lần để đạt độ tơi của đất.
Những nơi độ dốc cao, địa hình phức tạp không cày được thì tiến hành cuốc hố cục bộ.
IV.2 Thiết kế mật độ trồng rùng
Tùy theo mục đích trồng và điều kiện khí hậu ở mỗi địa phương mà có mật độ trồng khác nhau, có thể trồng tập trung hay phân tán, trồng quanh hàng rào, …. Thông thường thì trồng rừng với mật độ 1.100 cây/ha, thiết kế theo kích thước 3 m x 3 m (hàng cách hàng 3 m, cây cách cây 3 m) để sau này cơ giới hóa được trong khâu chăm sóc và phòng chống cháy rừng. Sau 3 – 5 năm trồng, tiến hành tỉa thưa loại bỏ những cây xấu, sâu bệnh, gãy ngọn, tỉa giản mật độ chỉ để lại khoảng 50% số cây so với lúc trồng.
IV.3 Đào hố
- Kích thước hố đào 30 x 30 x 30 cm.
- Hố được đào trước và bón phân NPK (15 – 15 – 15) từ 50 – 100 gram/hố, phân được trộn đều dưới đáy hố với lớp đất mặt.
IV.4 Trồng cây
Cho cây stump vào giữa hố, giữ cây thẳng đứng, dùng tay vun lớp đất mịn ở xung quanh vào gốc cây. Vừa vun vừa nén chặt gốc, lấp đất cao hơn cổ rễ từ 2 - 3 cm, hố lấp hình mu rùa.
IV.5 Chăm sóc
- Sau khi trồng 1 tuần đến 10 ngày, những vị trí có cây stump chết phải được trồng dặm ngay.
- Làm cỏ vun gốc 1 tháng sau khi trồng.
- Hàng năm định ký 6 tháng làm cỏ, bón phân, vun gốc một lần, lượng phân bón là 100 gram NPK/lần bón, kết hợp bón thêm phân chuồng hoặc các loại phân hữu cơ khác. Bón phân trong 3 năm đầu.
- Sử dụng cơ giới để cày sạch cỏ giữa 2 hàng cây từ năm thứ nhất đến năm thứ 3, thực hiện 2 lần/năm.
IV.6 Bảo vệ, phòng chống cháy rừng
- Ngăn chặn trâu bò vào phá hoại cây trồng, tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân xung quanh vùng về ý nghĩa của việc bảo vệ rừng.
- Phòng chống cháy rừng bằng cách cày làm sạch cỏ theo băng.
- Trên mỗi hàng cây cần dãy sạch cỏ, làm đường ranh ngăn lửa, đặt biển báo cấm đốt lửa trong rừng ngay ngoài bìa rừng.
Trích nguồn: Giống cây trồng Nam Bộ
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó