Lâm nghiệp
Phân Bón Nào Phù Hợp Thổ Nhưỡng, Cây Trồng Tây Nguyên?
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học nông hóa thổ nhưỡng, đất đai tại Tây Nguyên có đặc điểm độ xốp cao, cấu trúc tốt nên dễ thấm nước, tích sét, kết von ít, nghèo bazơ do bị rửa trôi CaO, MgO, SiO2, S và các chất vi lượng nên phản ứng chua - rất chua (pH: 3,9-5,2).
Qua đó, cây trồng ở Tây Nguyên chủ yếu phù hợp với độ pH như sau:
Lúa thích hợp pH 4,5 - 5,5, ngô thích hợp pH 5 - 6, cà phê thích hợp pH 4,5 - 6,5, cao su thích hợp pH 4,5 - 5,5, hồ tiêu thích hợp pH 5,5 - 6,5, sắn thích hợp pH 6,0 - 7,0, cây bơ pH 5,0 - 6,0…
Các nghiên cứu về phân bón vô cơ cho thấy, cà phê là cây có năng suất cao, đạt bình quân tới 3 tấn nhân/ha, thậm chí 5 tấn đối với những vườn thâm canh. Đối với cà phê vối, dinh dưỡng lấy đi theo quả trung bình 1 tấn là 34,2 kg N + 6,1 kg P2O5 + 46,9 kg K2O + 4,1 kg MgO + 4,3 kg CaO.
Ngoài ra, cà phê còn lấy đi từ đất một lượng các nguyên tố vi lượng không thể thiếu được như Đồng (Cu), Kẽm (Zn), Bo (B), Mangan (Mn), Molipden (Mo), Sắt (Fe), Clo (Cl)… Sự thiếu hụt các chất này đôi khi gây giảm năng suất và chất lượng của cây một cách ghê gớm.
Để cho 3 tấn mủ ha/năm, cây cao su đã hút đi 18,9 kg N, 3,8 kg P2O5, 12,9 kg K2O. Tuy nhiên, khi dùng thuốc kích thích cũng với năng suất 3 tấn mủ lượng dinh dưỡng cây lấy đi theo năng suất mủ là 18,9 kg N, 8,7 kg P2O5, 15,5 kg K2O. Tổng số D2 cố định trong chu kỳ 30 năm là 1.500 - 1.800 kg N/ ha, 458 - 573 kg P2O5, 1.440 - 1.680 kg K2O và 300 - 365 kg MgO/ ha.
Lượng D2 lấy đi từ mủ hàng năm, từ năm thứ 6 tới 30 là 6,1 - 35,7 kg N/ ha, 2,4 - 17,6 kg P2O5, 6,0 - 39,1 kg K2O và 1,4 - 9,3 kg MgO/ha. Tổng lượng các nguyên tố dinh dưỡng khác cố định trong cây là 1.120 - 1.400 kg/ha CaO; 200 - 250 kg/ha S, 15 kg/ha Mn, 0.7 - 1.5 kg/ha B, 5 kg/ha Zn, 1 kg/ha Cu.
Cây ca cao thích hợp với nhiều loại đất khác nhau như đất đỏ, đất xám, đất phù sa cổ, song thích hợp nhất với đất có thành phần cơ giới trung bình đến nhẹ, pH từ 5,5 - 6,0, tầng canh tác dày 1 - 1,5 m, dễ thoát nước, có khả năng giữ nước cao, giàu chất hữu cơ. Ca cao là cây hút nhiều dinh dưỡng, trong đó kali cao nhất.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, với năng suất 2 tấn/ha, cây hồ tiêu lấy đi của đất 70 kg N; 26 kg P2O5; 42 kg K2O; 18 kg MgO; 67 kg CaO và các chất dinh dưỡng vi lượng như Fe, Mn, S, Zn, B. Đất đai ở Tây Nguyên thường là chua, pH thấp từ 3,8 - 4,2 lại rất nghèo chất canxi, lưu huỳnh, Bo và những chất vi lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cây hồ tiêu phát triển được trên đất có pH từ 4,5 - 7, tối ưu là 5,5 - 6,5...
Phân bón Văn Điển là loại khoáng tự nhiên không phải là phân hóa học, thích hợp với canh tác nông sản sạch như VietGAP, GlobleGAP và nông sản hữu cơ. Phân bón Văn Điển không tan trong nước, không bị rửa trôi, không bị kim loại trong đất cố định, không ô nhiễm môi trường, hiệu suất sử dụng cao 95 - 98%.
Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển đã kết hợp với các nhà khoa học nông nghiệp sản xuất trên 60 loại sản phẩm phân đa yếu tố NPK: chuyên dùng cho từng loại cây, phù hợp với tùng loại đất, thích hợp từng giai đoạn phát triển của cây trồng gồm: Phân chuyên cho lúa, phân chuyên dùng cho cây khoai tây, chuyên dùng cho đậu lạc (3 loại), cho dâu tằm (4 loại), cho cây chè (13 loại cho các giống chè trên đất khác nhau), cho cây cà phê, cây ăn trái (3 loại, có loại bón lót, bón thúc khác nhau).
Đăc biệt, sản phẩm phân đa yếu tố NPK chuyên dùng cho cây cà phê gồm 2 loại: N-P2O5-K2O-CaO-MgO-SiO2-S = 10-5-12-7-7-6-3 và N-P2O5-K2O-CaO-MgO-SiO2-S = 10-8-12-15-8-13-3. Chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng trung lượng, đa lượng và vi lượng Fe, Cu, Zn, Mn, Mo, B… với tổng thành phần lên tới 60 - 75% có thể dùng chăm sóc rất tốt cho vườn cà phê.
Phân bón Văn điển mang tính kiềm, pH 8 - 8,5 có tác dụng khử chua cho đất. Các chất kiềm trong 1 kg phân Văn Điển (MgO, CaO) tương đương 1 kg đá vôi, 0,5 kg vôi sống. 1 kg lân Văn Điển khử được lượng độc tố do axit sinh ra khi bón 1,1 kg (NH4)2SO4 hoặc 0,9 kg NH4Cl hoặc 1,6 kg K2SO4 hoặc 1,4 kg KCl vào đất. Có thể khẳng định, phân bón Văn Điển là loại phân phù hợp nhất với các loại cây công nghiệp tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên. |
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó