Lâm nghiệp
Quy trình kỹ thuật trồng cây Samu
Tên khác: Sa mộc
Tên khoa học: Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook.
Họ thực vật: Bụt mọc (Taxodiaceae)
1. Đặc điểm hình thái của cây Samu
Cây gỗ lớn, cao trên 30 m, đường kính có thể tới trên 200 cm. Thân tròn và rất thẳng. Vỏ nâu hoặc xám nâu, nứt dọc. Phân cành thấp, cành mọc vòng, thẳng góc với thân, xếp thành nhiều tầng. Tán lá hẹp hình trụ.
Lá hình ngọn giáo, dài 3-6 cm, rộng 3-5 mm; đầu nhọn, cứng; mép lá có răng cưa sắc. Dọc 2 bên gân giữa phía mặt dưới lá có 2 dải phấn trắng, mặt trên có 2 rãnh song song mép lá. Lá xếp xoắn ốc nhưng vặn ở cuống và cùng với cành làm thành mặt phẳng.
Nón đơn tính cùng gốc. Nón đực mọc cụm đầu cành. Nón cái mọc lẻ hoặc gồm 2-3 chiếc mọc cụm đầu cành. Quả nón hình trứng tròn, cao 2,5-5 cm, đường kính 3-5 cm. Lá bắc dạng vẩy, hoá gỗ, bao phía ngoài vảy nón (lá noãn); mỗi vảy nón mang 3 hạt. Hạt dẹt, có cánh mỏng bao quanh. Nón hình thành vào tháng 3, chín vào tháng 10-11.
Rễ chính ít phát triển, rễ ăn nông, rễ bàng tập trung ở lớp đất mặt nhất là khi nhỏ tuổi hệ rễ phân bố gần như ăn ngang.
2. Đặc tính sinh thái của rừng Samu
Sa mu phân bố tự nhiên ở vùng khí hậu ôn và á nhiệt đới thuộc miền Trung và Nam Trung Quốc biên giới Việt – Trung, từ 22 đến 32 vĩ độ Bắc. Việt Nam đã trồng ở các tỉnh biên giới phía Bắc như Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh nhiều năm nay.
Sa mu ưa nơi khí hậu ôn hòa, ít tháng rét quá và cũng không có tháng quá nóng. Thích hợp ở nhiệt độ trung bình năm từ 16-190C lượng mưa năm 1400-1900mm. Độ ẩm không khí của các tháng trong năm trên 75%, vùng có nhiều sương mù và ánh sáng tán xạ.
Sa mu ưa đất sâu ẩm, cát pha, thoát nước, mát thoáng, độ pH lớn hơn 5, nhiều mùn, còn mang tính chất đất rừng. Ưa đất phát triển trên đá phiến thạch sét hoặc phiến thạch mica, đá vôi, đá macma các loại, có tầng dầy 0,7-0,8m trở lên. Không thích hợp trên đất kiềm hoặc mặn.
Sa mu là loài cây ưa sáng, lúc nhỏ cũng cần có bóng che, mọc khá nhanh so với các loài cây lá kim khác.
Sa mu tỉa cành tự nhiên rất tốt và tái sinh chồi cũng rất mạnh, có thể kinh doanh rừng chồi liên tục 3 đến 4 thế hệ.
3. Kỹ thuật chọn giống và tạo cây con
Áp dụng theo tiêu chuẩn ngành 04-TCN-66-2002 – quy trình trồng rừng Sa mộc, ban hành kèm theo quyết định số 4895/QĐ-BNN-KHCN ngày 11/11/2002 của Bộ NN & PTNT.
Lấy giống ở rừng giống chuyển hóa đã được công nhận. Những nơi chưa có rừng giống được lấy hạt từ những cây mọc phân tán có tuổi 15-30, sinh trưởng tốt, tán đều, thân thẳng, cân đối, không bị sâu bệnh, rỗng ruột hoặc cụt ngọn.
Cây 10 tuổi trở lên bắt đầu ra hoa. Thời vụ ra hoa từ tháng 3-4, quả chín tháng 10-11. Thu hái hạt thường từ 15/10 đến 15/12. Khi chính quả chuyển sang màu vàng nhạt, hạt màu cánh dán, nhân trắng hoặt trắng mờ, chắc và đặc.
Thu hái hạt bằng cách dùng cù nèo giật bẻ từng cành nhỏ dưới 2cm có quả. Bẻ từng chùm quả, loại trừ cành lá, đem về ủ đống 2-4 ngày rồi đem hong phơi dưới nắng nhẹ. Khi quả nứt vẩy, đem hong phơi lên mẹt, lên cót trong râm hoặc nơi có nắng nhẹ 2-3 ngày; vài giờ lại đập nhẹ để tách hạt, sàng sẩy lấy hạt tốt.
Hạt được bảo quản khô trong chum vại, để nơi thoáng, cao ráo. Thỉnh thoảng đảo hạt. Loại hạt tốt có tỷ lệ nảy mầm hơn 30% và chỉ có khả năng cất trữ dưới 6 tháng. Từ tháng thứ ba trở đi tỉ lệ nảy mầm giảm nhanh, lượng hạt còn được nảy mầm không đáng kể, do vậy hạt sau khi chế biến nên bố trí gieo sớm. Hạt đảm bảo tiêu chuẩn có độ sạch 85-95%, mỗi kg hạt có từ 120000 đến 150000 hạt, tỷ lệ nảy mầm trên 30%.
Đất gieo ươm cần được cày bừa kỹ đảm bảo tơi xốp, lên luống.
Hạt trước khi gieo được xử lý, ngâm trong nước ấm 40oC trong 8-12 giờ. Vớt ra để ráo rồi đem ủ. Nếu thời tiết ấm, có nhiệt độ ngày trên 22oC sau 4 ngày ủ thì đem gieo. Nếu thời tiết lạnh, có nhiệt độ dưới 22oC thì thời gian ủ kéo dài 5 đến 6 ngày rồi đem gieo.
Gieo hạt vào vụ Đông – Xuân, trước khi trồng 12-16 tháng.
Hạt gieo vãi đều trên luống hoặc gieo vào bầu. Trung bình 1kg hạt gieo cho 50-70 m2.
Gieo xong sàng 1 lớp đất nhỏ dày 0,6-0,7cm để phủ kín hạt. Phủ một lớp rơm rạ hoặc lá thông đã khử trùng lên mặt luống để giữ ẩm. Gieo xong rắc vôi bột quanh luống để chống Kiến, Dế xâm nhập phá hoại.
Tưới đủ ẩm cho luống gieo mỗi ngày 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát, khi hạt mọc đều thì dỡ bỏ vật che phủ và cắm ràng ràng hoặc làm dàn che 0,5-0,6. Sau 10-20 ngày, cây mầm cao 3-5cm thì cấy vào bầu Polyetylen cỡ 8x15cm, đục 6-8 lỗ, dán đáy và cắt góc, ruột bầu 80% dất tầng A+B, 18% phân chuồng hoai, 2 % supe lân.
Cũng có thể gieo nuôi cây trên luống để tạo cây tạo cây con rễ trần, tuy nhiên cần tỉa bớt cây xấu tạo khoảng sống thích hợp cho cây để lại.
Cắm ràng ràng hoặc làm giàn che 0,5-0,6 che cho cây, khi cây cao 10-15cm giảm độ tàn che xuống còn 0,4, cây cao 15-20cm, giảm độ tàn che xuống còn 0,3. Khi cây được 10 tháng tuổi dỡ bỏ toàn bộ giàn che.
Sau khi cấy cây 1 tháng tiến hành tưới thúc phân NPK loại 5:10:3 định kỳ 20-30 ngày 1 lần cho đến khi cây được 10 tháng tuổi. Lượng tưới cho 1 vạn cây ở lần 1 pha 0,5kg/100 lít nước, lần 2 pha 1kg/100 lít nước, lần 3 pha 1,5kg/100 lít nước, các lần tiếp theo pha 2kg/100 lít nước, 3 lần cuối pha 1kg/100 lít nước.
Lưu ý nấm bệnh, nhổ bỏ cây bệnh đem đốt, đồng thời phun phòng bằng thuốc Boóc đô nồng độ 0,2-0,4% cho cây 10-90 ngày tuổi, 0,5% cho cây 91-120 ngày tuổi, 1% phun cho cây 121-300 ngày tuổi. Lượng phun 1 lít/4m2.
Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Cây ươm 12-16 tháng tuổi, cao trên 25cm, có đường kính gốc 0,3-0,4cm, sinh trưởng tốt, cân đối, lá xanh đậm, thân thẳng, đã có 3-4 cành, không sâu bệnh, không cụt ngọn, chưa ra búp non mới.
4. Cách trồng và chăm sóc rừng cây Samu
Trồng vụ Xuân là chính vào cuối tháng 2 đến giữa tháng 4. Chọn ngày râm mát, nhiều mây mù hoặc có mưa phùn thì càng tốt để trồng cây và có thể trồng cây rễ trần. Tránh trồng cây vào những ngày quá rét, quá khô.
Có thể trồng vụ Thu vào tháng 8-9 trong những ngày râm mát, nhưng nhất thiết phải trồng cây có bầu.
Nơi đất dốc dưới 25o cần phát trắng sát gốc và dọn sạch.
Nơi dốc trên 25o phát băng theo đường đồng mức, băng chừa rộng 1m, băng phát để trồng rộng 1,5m song song với đường đồng mức, thực bì phát sạch, dọn xếp vào băng chừa. Xử lý thực bì xong trước khi trồng 1 tháng.
Trồng thuần loài, mật độ 2000 cây/ha, cự ly 2,5x2m.
Cuốc hố trồng với kích thước 40x40x40 cm.
Bón lót mỗi hố 100g NPK (5:10:3) và 200g phân hữu cơ vi sinh, gạt lớp đất mặt xuống trộn đều với phân, sau đó lấp đất tiếp cho đầy hố. Đất trong hố phải tơi xốp, sạch cỏ và rễ cây. Bón phân, lấp hố hoàn thành trước khi trồng 7-10 ngày.
Chăm sóc 3-4 năm liền, năm thứ nhất 3 lần, gồm phát quang cây bụi, cây cỏ, xới đất vun gốc rộng 0,6-0,8m, trồng dặm cây chết. Tỉa bỏ các chồi xấu, giữ lại 1 thân chính.
Năm thứ hai chăm sóc 2 lần gồm phát cây bụi, cây cỏ, vun xới đất quanh gốc rộng 0,8-1m, kết hợp bón cho mỗi gốc 100g NPK loại 5:10:3 và 300g phân hữu cơ vi sinh. Tỉa bỏ các chồi xấu, giữ lại 1 thân chính.
Năm thứ ba, thứ 4 chăm sóc 2 lần tương tự như năm thứ 2.
Việc xới đất, vun gốc theo trình tự nông, hẹp, sau sâu, rộng dần, để tới năm thứ ba, tư đủ vun vào gốc một lớp đất dày 20-30cm và đường kính quanh gốc rộng 1,0m.
5. Cách khai thác, sử dụng rừng Samu
Gỗ Sa mu thơm, lõi màu vàng, hoặc đỏ nhạt, giữa lõi và giác không phân biệt rõ. Gỗ nhẹ, thớ thẳng, bền đẹp, ít bị mối, mọt, sâu, nấm ăn hại, có khả năng chịu sức ép ngang, sức kéo và sức uốn cong cao, dễ cưa xẻ, bào trơn, đánh bóng, được dùng vào nhiều công việc như làm cột buồm, đóng tàu thuyền, cột điện, trụ mỏ, đồ gia dụng. Vỏ, rễ, lá cây có thể dùng làm thuốc.
Hình dáng cây Sa mu đẹp nên cũng được trồng cây làm phong cảnh nơi công sở, ven đường, quanh nhà hoặc trồng quanh đồi để ngăn trâu bò phá hoại hoa màu.
Rừng trồng sau 5 năm cần được tỉa thưa, để tạo cây có chất lượng cao, điều chỉnh độ tàn che, loại trừ những cây sinh trưởng kém, hình thân xấu, bị sâu bệnh hại. Mật độ để lại lúc khai thác chính còn 1000-1200 cây/ha.
Rừng Sa mu có trữ lượng cao, đạt tới 300-400 m3/ha, tăng trưởng trung bình 15-20 m3/ha/năm.
Tag: hướng dẫn cách trồng rừng cây samu, quy trình trồng rừng samu, mô hình trồng rừng samu, kinh nghiệm trồng rừng samu, cung cấp cây samu giống, cơ sở sản xuất giống cây samu, cung cấp pccc phòng hộ rừng
Theo Viện khoa học Lâm Nghiệp

TIN TỨC KHÁC :
Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
Kỹ thuật trồng chuối đỏ
Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
Kỹ thuật nuôi Cua đồng
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
Kỹ thuật nuôi Trăn
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó