Lâm nghiệp
Quy trình kỹ thuật trồng rừng phi lao
Chương I: ĐIỀU KHOẢN CHUNG
Điều 1: Quy trình này quy định những biện pháp kỹ thuật từ khâu hạt giống, gieo ươm tạo cây con, trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ đến khi rừng cung cấp được sản phẩm gỗ, củi … và phát huy tác dụng phòng hộ, bảo vệ mội trường, cải tạo đất.
Điều 2: Trồng rừng Phi lao nhằm đáp ứng các mục tiêu sau đây:
· Trồng rừng cung cấp gỗ nhỏ, củi.
· Trồng phòng hộ, cải tạo môi trường, cải tạo đất.
Điều 3: Quy trình này áp dụng cho trồng rừng Phi lao thuần lọai đều tuổi hoặc trồng hỗn giao với các loài cây khác tùy theo yêu cầu và điều kiện cụ thể, tại tỉnh Bình Thuận.
Chương II:ĐIỀU KIỆN GÂY TRỒNG
Điều 4: Điều kiện lập địa – Khí hậu thời tiết.
· Phi lao phù hợp trồng trên các loại đất cát ven biển, đất phù sa đồng bằng, ven sông và đất bồi tụ.
· Đất cát ven biển có 5 dạng lập địa như sau:
- Dạng lập địa là bãi cát mới bồi tụ ven biển hoặc cách xa biển từ 20 -50m, cát đã ổn định và có cỏ mọc. Dạng lập địa này cho tiến hành trồng toàn diện và ưu tiên trồng trước để tạo thành dãi rừng chắn gió, chắn cát ven biển và phục vụ cho công tác quốc phòng của địa phương.
- Dạng lập địa vùng cát bằng rộng hàng trăm ha, hay các thung lũng cát đã ổn định và có cỏ mọc, tiến hành cho trồng theo băng hoặc lưới ô vuông với mục đích là phòng hộ và cải tạo đất cho sản xuất nông nghiệp.
- Dạng lập địa sát chân các động cát : giáp ranh với đất nông nghiệp, tiến hành trồng theo băng để phòng hộ cho nông nghiệp và chắn cát bay. Tùy theo địa hình đất đai, hướng gió cụ thể các mùa trong năm mà thiết kế băng theo nguyên tắc vuông gốc với hướng gió.
- Dạng lập địa trên các đồi các cao cách xa biển từ 1-3km đã ổn định.
- Dạng lập địa là tập đoàn cát di chuyển theo hướng gió. Đối với dạng lập địa này, áp dụng quy trình trồng rừng Phi lao của Giáo sư Lâm Công Định.
Khí hậu:
· Phi lao phù hợp với hầu hết những vùng khí hậu ven biển và vùng đồng bằng có ảnh hưởng gió biển, nhưng thích hợp nhất là những vùng nóng ẩm.
· Nhiệt độ bình năm từ 230C – 270C.
· Lượng mưa trung bình hàng năm từ 700 – 1.500mm
· Chỉ số độ ẩm không khí trên 0,7.
Điều 5: Phi lao trồng thuần loại hoặc hỗn giao với các loài cây khác, tuỳ theo mục đích yêu cầu và điều kiện lập địa. Đối với đất cát di động hoặc bán di động, phương thức trồng thuần loại. Đối với đất cát cố định có thể trồng hỗn giao với các loài cây khác .
Chương III: HẠT GIỐNG
Điều 6: Thu hái hạt giống trên cây mẹ đạt từ 6 - 10 tuổi trở lên, cây phát triển tốt, thân thẳng, tán đều xum xuê, cân đối, không bị sâu bệnh hại, không rỗng ruột.
· Để đảm bảo về chất lượng, xuất xứ giống, việc thu hái hạt giống cần phải tuân thủ các nguyên tắc : Hạt giống thu hái ở những những cây mẹ được tuyển chọn từ những vườn giống.
Điều 7: Thời vụ thu hái - kỹ thuật thu hái - chế biến bảo quản.
· Thời vụ thu hái: Bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11. Khi quả chín có màu vàng nhạt hoặc cánh dán, mắt quả to, mẩy, nhân hạt chắc, cứng, một số quả nứt để hạt tung ra ngoài.
· Kỹ thuật thu hái: Hái quả băng cách trèo trực tiếp lên cây, hoặc dùng móc giật từng chùm quả chín .
· Chế biến : Quả đem về phải phân loại, những quả chín được rãi đều trên sàn phơi, những quả chưa chín được ủ lại thành đống từ 2 đến 3 ngày cho quả chín đều, đống ủ không cao quá 50cm và phải thông gió, mỗi ngày đảo lại một lần. Khi quả chín đem rải đều trên sàn phơi, phơi dưới nắng với thời gian 3 đến 5 nắng , khi hạt đã khô, sàng xảy sạch cho vào bảo quản. Tỷ lệ chế biến: 30-35 kg quả/1kg hạt. Số lượng hạt trong 1kg có từ 100.000 – 120.000 hạt. Hạt giống phải đảm bảo: độ thuần cao, tỷ lệ nảy mầm trên 50%.
· Bảo quản: Bảo quản khô ở nhiệt độ bình thường, cất trữ trong các dụng cụ như: túi nylon, chum vại hoặc thùng gỗ, được cất ở nơi thoáng mát.
Điều 8: Làm đất gieo hạt
· Đất gieo hạt Phi lao phải là đất cát pha thịt nhẹ, đất mùn đập nhỏ, không nên gieo trên đất cát rời, đến thịt nặng hay đến sét, đất úng nước chua phèn.
· Luống gieo hạt có thể là luống nỗi hoặc luống bằng, luống dài 10 – 15m mộng 1m, rãnh luống 0,4m.
· Hỗn hợp luống gieo: Đất + phân chuồng hoai (2kg/m2), rãi đều trên mặt luống, dùng cào trộn đều.
Điều 9 : Xử lý hạt giống – gieo hạt.
· Hạt được xử lý bằng nước ấm (400- 500C) theo thao tác sau:
- Hạt giống được ngâm vào chậu hay thau nước có nhiệt độ từ 400- 500C và để nguội dần sau 10 – 12 giờ vớt hạt ra đem hong cho ráo rồi cho vào túi vải hay bao tải ủ. Hàng ngày đem hạt ra rửa chua 1 lần bằng nước ấm từ 300C – 400C và ủ lại. Sau 3 - 4 ngày kiểm tra thấy hạt đã nứt nanh thì đem gieo.
· Gieo hạt
- Thời vụ gieo hạt phải căn cứ vào mùa vụ trồng rừng và tuổi cây trồng, tiêu chuẩn cây trồng mà bố trí lượng hạt và lịch gieo ươm thích hợp. Thông thường:
Phía Nam: từ tháng 1 đến tháng 2.
Phía Bắc: từ tháng 3 đến tháng 4.
- Trước khi gieo cần tưới nước luống gieo, với lượng nước 9lít/m2. Nén nhẹ mặt luống để không cho hạt xuống quá sâu.
- Kỹ thuật gieo: Trộn hạt với phân chuồng hoai mịn, tỷ lệ 1 kg hạt 3 kg phân, vãi đều hạt trên mặt luống, lượng hạt 1kg cho 60 – 100m2. Sau khi gieo xong dùng đất mịn tơi rắc đều phủ kín hạt. Sau đó tủ một lớp rơm mỏng che kín mặt luống, lượng rơm tủ 1kg/m2. Tủ xong tưới nước 9lít/m2, bằng thùng tưới. Khi cây mọc đều, bỏ vật che tủ, làm dàn tủ 40% – 50% cho tới lúc cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn.
- Để tránh côn trùng cần xử lý thuốc xung quanh luống gieo.
Điều 10: Chăm sóc vườn gieo:
· Tưới nước: Sau khi gieo hạt hàng ngày tưới nước 2 lần, vào lúc sáng và chiều lượng nước tưới mối lần 6lít/m2. Sau 3 – 4 ngày bắt đầu mở bỏ rơm , mở làm 2 – 3 lần để tránh nắng đột ngột làm cây mạ chết. Sau 15 ngày giảm lượng nước tưới còn 1 lần một ngày, lượng nước tưới 9lít/m2, vào lúc chiều.
· Làm cỏ khi mở bỏ rơm rạ, cứ 15 ngày làm lại 1 lần nữa. Kết hợp phá váng.
· Khi cây nhú lá, tiến hàng sàng hỗn hợp đất, phân ( 50% đất thịt nhẹ, 40% đất cát, 10% phân chuồng hoai) để phủ mặt luống, liều lượng hỗn hợp 1kg/m2. Khi phát hiện đất luống gieo bị xói mòn, lộ chân rể cây mầm, phải tiến hành sàng hỗn hợp lấp ngay tránh cho cây mầm bị nghiêng ngã. Định kỳ 10 – 15 ngày có thể sàng hỗn hợp 1 lần.
· Trường hợp phát hiện nấm hại hoặc côn trùng phá hoại ở vườn gieo tiến hành bắt giết và phun thuốc phòng trừ với nồng độ thích hợp, phun 2 lần mỗi lần cách nhau 5 ngày, phun vào buổi chiều mát. Sau khi phun thuốc phải phun lại bằng nước lã để rữa thuốc trên lá của cây con.
· Khi cây mầm cao từ 8 – 12cm, nhổ cây cấy dần vào bầu.
Điều 11: Hổn hợp ruột bầu
· Tạo bầu: Vỏ bầu bằng chất dẻo PE có đục lỗ tròn đường kính 6mm ở bên hong, số lỗ đục từ 8 – 10 lỗ. Quy cách túi bầu: (13 x 18) cm, hoặc (15 x 20)cm.
· Hỗn hợp ruột bầu .
- Nơi vườn ươm có nền đất thịt: - Đất thịt nhẹ 60%.
- Cát pha 30%.
- Phân hỗn hợp 10% (bao gồm 95% phân chuồng hoai và 5% lân + kali).
- Nơi vườn ươm có nền đất cát pha: - Đất cát pha 60%
- Đất thịt nhẹ 30%
- Phân hỗn hợp 10% (bao gồm 95% phân chuồng hoai và 5% lân + kali)
Điều 12: Luống xếp bầu
· Làm luống để xếp bầu theo quy cách dài 10 - 15m, rộng 1m, rãnh luống rộng 0,4m(Luống nỗi hoặc luống bằng). Mật độ xếp bầu 100 bầu/m2 . Sau khi xếp bầu phải chèn bầu và mặt luống phải bằng phẳng.
· Vị trí vườn ươm phải thoáng ráo, không bị ngập úng về mùa mưa, mặt vườn tương đối bằng phẳng. Đất vườn ươm phải tiến hành xử lý các mầm móng sâu bệnh hại.
Điều 13: Cấy cây vào bầu
· Bầu trước khi cấy cần được tưới nước trước 4 – 5 giờ, lượng nước tưới 40lít/m2. Cấy vào buổi sáng, nếu trời râm mát có thể cấy cả ngày.
· Thời vụ cấy cây:
Phía Nam: từ tháng 3 đến tháng 4.
Phía Bắc: từ tháng 5 đến tháng 6.
· Bứng cây mầm: Chọn những cây đạt tiêu chuẩn (như điều 10), cấy vào bầu, lượng cây bứng mỗi lần đủ cấy khoảng 1 giờ, sau đó lại bứng tiếp, tránh làm gẫy ngọn, dập nát thân cây và đứt rễ. Trước khi bứng cần tưới đẫm luống gieo, lượng nước tưới 15lít/m2.
· Cấy cây: Mỗi bầu cấy 1 cây mầm. Dùng que chọc lỗ, đường kính 1.5cm ở mặt bầu để cấy cây ở độ sâu sát lá mầm, dùng đất hai bên thành bầu ém nhẹ, giữ cho cây không bị nghiệng ngã, tạo điều kiện cho rễ cây tiếp xúc với đất, cây cấy phải đứng thẳng giữa tâm bầu. Cấy cây vào buổi chiều. Khi cấy xong tưới lại lượng nước 10 lít/m2, tưới nhẹ để rửa lá mầm và tự lấp các chỗ trống khi cấy.
Điều 14: Chăm sóc cây con – tưới nước
· Sau khi cấy khoảng 7 – 10 ngày tiến hành kiểm tra, cấy dặm vào những bầu có cây bị chết.
· Sau khi cấy xong, tháng đầu hàng ngày tưới nước 2 lần, lượng nước tưới mỗi lần 6lít/m2.
· Tháng thứ hai đến tháng thứ 3, một ngày tưới một lần, lượng nước tưới 9 lít/m2.
· Tháng thứ tư trở đi 2 ngày tưới nước một lần, lượng nước tưới 12 lít/m2.
· Những ngày mưa không cần tưới nước cho cây.
· Hãm cây trước khi trồng 30 ngày bằng cách giảm lượng nước tưới, 2 ngày tưới 1 lần liều lượng mỗi lần 5 lít/m2, đồng thời đão bầu để tiến hành phân loại cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn và tạo hệ rễ non phát triển
· Làm cỏ kết hợp phá váng:
- Ba tháng đầu cứ 15 ngày làm cỏ kết hợp phá váng một lần.
- Từ tháng thứ 4 trở đi làm 1 tháng nhổ cỏ 1 lần kết hợp phá váng.
Điều 15: Tiêu chuẩn cây xuất vườn
· Tuổi cây xuất vườn : 6 - 8 tháng tuổi
· Cây cao H : 0,6 – 1m.
· Đường kính cổ rể từ: 0,5 – 1 mm.
· Cây sinh trưởng tốt, thân đứng, không cụt ngọn, không sâu bệnh, cứng cáp.
· Trước khi xuất vườn, cần tưới đủ ẩm cho cây con để dễ bứng, tránh vỡ bầu. Lương nước tưới 6 lít/m2.
· Ngoài ra có thể trồng cây bằng phương pháp dâm hom, nhân giống vô tính.
Điều 16 : Phòng trừ bệnh hại
· Trường hợp phát hiện nấm hại hoặc côn trùng phá hoại ở vườn ươm tiến hành bắt giết và phun thuốc phòng trừ với nồng độ thích hợp, phun 2 lần mỗi lần cách nhau 5 ngày, phun vào buổi chiều mát.
Chương IV: TRỒNG RỪNG
Điều 17: Chuẩn bị đất trồng rừng
· Xử lý thực bì:
-Tùy theo mức độ thực bì mà tiến hành xử lý bằng phương pháp phát đốt dọn toàn diện, phát đốt dọn theo băng hay không cần xử lý. Xử lý thực bì cần phải hoàn tất trước khi trồng 1 tháng.
· Làm đất:
- Căn cứ vào điều kiện đất đai và mức độ thâm canh, tình hình xói mòn để lựa chọn cách làm đất thích hợp. Tuy nhiên đối với trồng rừng Phi lao ven biển Bình Thuận, thì phương pháp làm đất là xử lý cục bộ.
Sau khi làm đất xong tiến hành cuốc hố theo quy cách (60 x 60 x 60) cm. Khi đào hố phải để phần đất mặt 1 bên 3 phần đất đáy hố để một bên. Có thể cuốc hố trước hoặc vừa cuốc vừa trồng.
Điều 18: Mật độ trồng rừng
· Trồng thuần loại: mật độ 2.500 cây /ha. Hàng cách hàng 2m, cây cách cây 2m, hoặc mật độ: 3.300 cây/ha (1,5 x 2)m.
· Trồng hỗn giao: Tùy theo loài cây mà bố trí mật độ trồng cho thích hợp.
Điều 19: Thời vụ trồng rừng
-Căn cứ vào điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi mà tiến hành trồng. Tuy nhiên thông thường:
· Các huyện phía Nam từ tháng 6 đến tháng 9
· Các huyện phía Bắc từ 8 đến tháng 10.
Điều 20: Phương thức trồng rừng : trồng thuần loại hoặc hỗn giao.
Điều 21: Bứng và vận chuyển cây con :
· Khi bứng cây con và vận chuyển cây phải tránh va chạm mạnh, làm biến dạng hoặc vỡ bầu. Trồng đến đâu vận chuyển đến đó.
Điều 22: Trồng cây
· Cho một lớp đất mặt xuống đáy hố. Cây trồng phải đặt ngay giữa hố sau đó từ từ xé bỏ vỏ bầu PE, lấp đất và dẫm chặt xung quanh gốc. Chú ý không lấp đầy hố mà lấp đất cách miệng hố từ 3 - 5cm để cây trồng tận dụng lượng nước mưa và mùn.
Điều 23: Trồng dặm
· Sau khi trồng 2- 3 tuần, tiến hành kiểm tra tỷ lệ sống, trồng dặm kịp thời những cây bị chết để đảm bảo mật độ.
· Để đảm bảo tỷ lệ sống cao và cây phát triển đồng đều, khi dặm phải tuyển chọn cây con có tiêu chuẩn tốt nhất và trồng vào những ngày có thời tiết thuận lợi nhất.
Chương V: NGHIỆM THU - CHĂM SÓC
BẢO VỆ PHÒNG CHỐNG CHÁY
Điều 24: Nghiệm thu trồng rừng và chăm sóc sau khi trồng
· Thực hiện Quyết định số 162/1999/QĐ/BNN/PTLN ngày 10 tháng 12 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Ban hành quy định tạm thời nghiệm thu khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung, trồng rừng và chăm sóc rừng trồng.
Điều 25: Chăm sóc – bảo vệ phòng chống cháy sau khi trồng và các năm tiếp theo
· Rừng trồng xong phải tiến hành chăm sóc, các giai đoạn chăm sóc gồm:
- Chăm sóc trước khi nghiệm thu: Từ 2-3 tháng tiến hành chăm sóc rừng. Thao tác kỹ thuật: dãy cỏ xới vun gốc đường kính 1m, đồng thời tiến hành trồng dặm và sửa cây đổ ngã. Cày giữa hai hàng cây, cày ranh bao ngạn, ranh lô (Tuỳ điều kiện lập địa từng khu vực mà áp dụng biện pháp kỹ thuật cày hay không cày). Tùy theo mức độ thực bì có thể áp dụng biện pháp kỹ thuật phát dọn thực bì trước khi cày. Bảo vệ chống cháy, chống trâu bò, người vào phá hoại.
· Năm thứ nhất:
- Dãy cỏ xới vun gốc đường kính 1m, đồng thời tiến hành trồng dặm và sửa cây đổ ngã. Cày giữa hai hàng cây, cày ranh bao ngạn, ranh lô (Tuỳ điều kiện lập địa từng khu vực mà áp dụng biện pháp kỹ thuật cày hay không cày). Bảo vệ chống cháy, chống trâu bò, người vào phá hoại.
- Tùy theo mức độ thực bì có thể áp dụng biện pháp kỹ thuật phát dọn thực bì trước khi cày, đồng thời thực hiện một hoặc hai lần trong năm.
· Năm thứ hai: Như năm thứ nhất. Tuy nhiên không tiến hành trồng dặm. Thực hiện 1 lần trong năm.
· Năm thứ ba : Như năm thứ hai.
· Ngoài ra rừng trồng phải được niêm yết bản cấm trâu, bò, người vào phá hoại, phải cử người bảo vệ. Rừng trồng phải có thiết kế băng cản lửa bề rộng 1-5m tổ chức lực lượng phòng chống cháy rừng .
Điều 26: Tỉa thưa rừng trồng
· Sau 3 năm rừng trồng có thể tiến hành tỉa thưa (áp dụng theo quy trình nuôi dưỡng rừng trồng )
ChươngVI: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 27: Quy trình này áp dụng cho tất cả các Lâm trường, Ban quản lý rừng, các Trung tâm giống, HTX, Trạm Lâm Nghiệp, và các đơn vị khác có liên quan…Quy trình này có hiệu lực từ ngày ký, các quy định trước đây trái với quy trình này đều bãi bỏ.
Điều 28: Những đơn vị cá nhân thực hiện tốt quy trình kỹ thuật được khen thưởng thích đáng. Không chấp hành quy trình gây thiệt hại sẽ bị xử lý theo pháp luật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quy trình trồng rừng Phi lao vùng khô hạn tỉnh Thuận Hải 1988
2. Quy phạm kỹ thuật trồng rừng Phi lao – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ban hành theo quyết định số 05/2000/QĐ-BNN-KHKT ngày 25 tháng 01 năm 2000.
3. Sổ tay Kỹ thuật Hạt giống và gieo ươm một số loài cây rừng – NXB Nông nghiệp Hà – Nội 1995.
4. Quy định tạm thời nghiệm thu khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung, trồng rừng và chăm sóc rừng trồng – Bộ Nông nghiệp và PTNT 1999.
5. Phiếu điều tra lấy ý kiến các Lâm trường, Ban quản lý rừng về việc Ban hành lại quy trình kỹ thuật lâm sinh của Chi cục PTLN Bình Thuận.
6. Cây gỗ Kinh tế – Trần Hợp – Nguyễn Bội Quỳnh – NXB Nông nghiệp 1993.
7. Cây cỏ Việt Nam – Phạm Hoàng Hộ – 1991.
Sở NN&PTNT
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó