Lâm nghiệp
Trồng cây xoan đào rất dễ, chỉ cần vài lưu ý
Xoan đào có thể cao tới 15 – 20m. Dân ta vẫn trồng xoan để lấy gỗ làm nhà.
Tôi đến thăm gia đình chị Vi Thị Thanh Liễu – người nuôi nhím nổi tiếng ở Buôn Ma Thuột và ngạc nhiên khi thấy một đôi lục bình lớn làm bằng gỗ xoan. Đường kính của nó phải 50cm và nó cao độ 1,5m. Đặc biệt, vân của nó rất đẹp và nổi rõ. Tôi thấy nó còn đẹp hơn nhiều những đôi lục bình làm bằng các loại gỗ khác. Chị chủ nhà rất thoả mãn với đôi lục bình này…
Chúng ta không lạ gì cây xoan ta hay còn gọi là xoan đào. Có lẽ ở nông thôn, chỗ nào cũng có xoan. Xoan dễ trồng, thậm chí, không trồng nó cũng mọc. Hạt rơi xuống là mọc lên cây. Bà con thường trồng xoan trong vườn, quanh hàng rào hoặc dọc lối đi, ven chân đồi… Xoan cũng dễ tính nên đất nào cũng mọc được. Nhưng đất mùn chân núi đá vôi là nó thích nhất.
Xoan có thể cao tới 15 – 20m. Dân ta vẫn trồng xoan để lấy gỗ làm nhà. Gỗ xoan mềm, nhẹ, ít bị mối mọt nhưng cũng dễ bị nứt. Bà con thường chặt và ngâm cây xoan dưới bùn ao 1 năm rồi vớt đưa lên xẻ ván hoặc đẽo cột. Xoan được dùng để làm nhà, làm bàn ghế. Lá xoan có mùi hắc có thể làm thuốc trừ sâu hoặc làm phân xanh. Có nơi còn dùng lá xoan để chữa ghẻ cho trẻ con. Các hoạ sĩ thường dùng than xoan để vẽ tranh. Than của chúng còn được dùng làm thuốc súng nữa. Ở đồng bằng, bà con trồng xoan còn để tỉa cành lấy củi đun.
Về mùa đông xoan rụng lá. Có lẽ cũng vì thế mà nó chịu lạnh tốt. Xoan là cây ưa sáng. Nó thường tái sinh trên đất sau nương rẫy. Nó có thể mọc thuần hoặc mọc hỗn giao với các cây ưa sáng khác. Ở trung du và miền núi, có nơi còn trồng nó thành rừng. Họ trồng dày, 2-3m/cây. Mật độ có thể đạt 2.000-3.000 cây/ha. Xoan thường được trồng vào cuối đông, đầu xuân. Nó không cần bầu, trồng bằng rễ trần. Có nơi còn gieo thẳng hạt vào các hố đã chuẩn bị từ trước. Tuy nhiên, cây được ươm sẽ trồng tốt hơn.
Ta chọn những cây mẹ 5-6 tuổi hoặc lớn hơn để thu quả. Cần thu những quả màu vàng mơ hoặc màu cánh dán. Chọn những quả to, cân đối và đem ủ thêm cho chín đều. Sau đó, ta sát bỏ thịt quả, đãi lấy hạt và đem phơi. Hạt xoan sau khi phơi kỹ nên trữ trong chum, vại và đậy kín, bảo quản nơi khô ráo.
Khi cần gieo ươm, ta lấy hạt ra và xử lý “2 sôi, 3 lạnh” trong 1 ngày rồi đem gieo. Đất ươm giống nên cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ, lên luống rộng 1m, san phẳng, cao 15-20cm và có rãnh rộng 40cm. Cứ 100m2 gieo 1kg hạt (khoảng 2.000 – 3.000 hạt). Tưới đẫm cho luống và cứ 3 ngày lại tưới một lần. Tuy nhiên, phải tránh úng khi mưa to. Quét vôi vào thân cây để tránh rệp sáp.
Cây xoan đào ươm khoảng 1 năm có thể cao được 2m và đường kính thân đạt 3cm. Lúc đó có thể đưa cây đi trồng.
Xoan dễ trồng. Mỗi nhà nên trồng ít nhất vài cây xoan.
Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng

TIN TỨC KHÁC :
Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
Kỹ thuật trồng chuối đỏ
Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
Kỹ thuật nuôi Cua đồng
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
Kỹ thuật nuôi Trăn
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó