Lâm nghiệp
Bệnh thán thư hại cà phê và cách phòng trị
Bệnh thán thư (có nơi gọi là bệnh khô cành, khô quả, thối quả) do nấm Colletotrichum cofeanum gây ra, là một trong vài dịch hại quan trọng trên cây cà phê, đặc biệt là vào mùa mưa.
Bệnh được phát hiện đầu tiên tại nước ta vào khoảng năm 1930, nhưng gây hại chưa nhiều. Sau đó do diện tích trồng cà phê ngày một gia tăng, nhất là ở các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh trung du phía Bắc, từ đó đã làm cho bệnh cũng phát triển theo và gây hại ngày một nhiều hơn.
Bệnh có thể gây hại nhiều bộ phận của cây, nhưng chủ yếu vẫn là trên quả.
-Trên quả bệnh thán thư hại cà phê:
Bệnh thường tấn công mạnh ở giai đoạn quả đã thành thục, tại vị trí gần cuống quả hoặc tại điểm tiếp xúc giữa hai quả với nhau (những nơi dễ bị nước đọng lại). Ban đầu vết bệnh chỉ là một đốm tròn nhỏ màu đen, hơi lõm xuống, sau lan rộng khắp vỏ quả, ăn sâu vào trong nhân làm quả bị thối, khô đen và rụng sớm.
-Trên cành:
Ban đầu vết bệnh chỉ là những đốm nhỏ màu nâu hơi lõm xuống ở những đốt giữa cành, sau lan rộng hết chiều dài của đốt. Bệnh thường tấn công những cành nhỏ đang hóa gỗ, nếu nặng có thể gây hại cả những cành lớn và thân cây, chỗ bị bệnh chuyển thành mầu nâu đen, làm lá bị rụng, cành bị khô rồi chết.
-Trên lá:
Ban đầu vết bệnh là những đốm tròn màu nâu đen, sau đó lan rộng dần, trên đó có các vòng đồng tâm. Nếu nặng các vết bệnh liên kết lại với nhau thành từng mảng khô, màu nâu sẫm hay nâu đen.
Để hạn chế tác hại của bệnh, phải áp dụng kết hợp một số biện pháp chính sau đây:
-Không trồng cà phê quá dầy, thường xuyên cắt tỉa những cành bị sâu bệnh, cành nằm sâu trong tán lá không có khả năng cho trái… tỉa bớt cây che bóng trong mùa mưa để vườn cà phê luôn thông thoáng, khô ráo, hạn chế sự phát sinh, phát triển, lây lan và gây hại của nấm bệnh.
-Phải bón phân đầy đủ và cân đối giữa đạm, lân và kali.
-Ngoài những biện pháp trên đây thì việc dùng thuốc hóa học để phòng trị bệnh là một biện pháp cực kỳ quan trong, đôi khi có tính chất quyết định.
Qua tiếp xúc với một số bà con trồng cà phê ở huyện Di Linh, Lâm Hà (Lâm Đồng), TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk)… bà con cho biết vào những tháng mùa mưa sử dụng thuốc Carbenzim 500FL phun định kỳ khoảng 20 ngày một lần đã có tác dụng phòng ngừa bệnh rất tốt.
Carbenzim 500FL là thuốc trừ nấm, có khả năng nội hấp. Ngoài đặc tính được cây hấp thu nhanh qua lá, thuốc còn có khả năng loang trải và bám dính tốt nên hạn chế được sự rửa trôi do nước mưa. Sau khi vào trong cây, theo mạch dẫn thuốc di chuyển lên phía ngọn cây để bảo vệ trái và các bộ phận non của cây. Do thuốc vừa có tác dụng ức chế sự hình thành các đính bào tử đồng thời vừa có tác dụng kìm hãm sự phát triển của sợi nấm bên trong cây, nên thuốc vừa có tác dụng phòng bệnh lại vừa có tác dụng trị bệnh rất hữu hiệu.
Về cách sử dụng, bà con có thể pha 15ml thuốc/bình 8 lít, hoặc 30ml thuốc/bình 16 lít. Nếu dùng với số lượng nhiều thì pha 400ml thuốc trong một thùng phuy 200 lít, hoặc pha 2 lít thuốc cho một bồn 1.000 lít. Pha xong phun ướt đều tán lá.
Để việc phòng trị bệnh đạt được hiệu quả cao, kéo dài và hạn chế tính kháng thuốc của nấm gây bệnh, bà con có thể hỗn hợp thuốc Carbenzim 500FL với thuốc Dipomate 80WP.
TTKNVN

TIN TỨC KHÁC :
Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
Kỹ thuật trồng chuối đỏ
Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
Kỹ thuật nuôi Cua đồng
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
Kỹ thuật nuôi Trăn
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó