Một số biện pháp phòng trừ bệnh trên cây cao su

Ngày đăng: 2016-01-20 10:59:15


Phòng trừ bệnh phấn trắng trên cây cao su

Thời điểm này, các vườn cây cao su trên địa bàn tỉnh Bình Phước thường xuất hiện bệnh phấn trắng. Bệnh xuất hiện trong mùa thay lá, khoảng từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm. Nguyên nhân là do nấm Oidium heveae steinm gây nên.Bệnh làm rụng lá non và hoa cao su, ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng và phát triển của cây, đặc biệt là trong thời kỳ khai thác sẽ kéo dài thời gian ra lá, cây bị mất sức; bộ phận lá- phần quang hợp quan trọng của cây sẽ lâu ổn định, mở miệng cạo trễ dẫn đến năng suất, sản lượng mủ giảm.

Một số biện pháp phòng trừ bệnh trên cây cao su, Phòng trừ bệnh phấn trắng trên cây cao su

Triệu chứng: Trên nấm bệnh có nấm trắng ở hai mặt lá, lá có màu nâu và xanh nhạt là giai đoạn mẫn cảm nhất, sẽ bị rụng hàng loạt nếu gặp thời tiết lạnh và có sương mù. Sau giai đoạn này lá không bị rụng mà để lại các vết bệnh với nhiều dạng loang lổ có màu nâu trên phiến lá. Sau khi bị nấm xâm nhiễm 7-10 ngày, nhiều vào tử hình thành trên vết bệnh có bột màu trắng hai mặt lá và nhiều ở mặt dưới lá. Lá rụng dẫn để trơ cuống, sau đó những cuống này cũng bị rụng. Các dòng vô tính bị nhiễm bệnh nặng: VM 515, PB 235, PB 255, RRIV, GT1…

Biện pháp phòng trừ: để phòng trừ bệnh phấn trắng một cách hiệu quả, bà con cần phải thường xuyên thăm vườn để kịp thời phát hiện bệnh. Khi cao su nhiễm bệnh hoặc chưa nhiễm bệnh, bà con nên căn cứ vào lớp lá mới để quyết định xử lý bằng cách phun thuốc trực tiếp lên cây.

Các loại thuốc sử dụng phổ biến hiện nay là: Kumulus 80DF, Sulox 80WP nồng độ 0,3%, phun thuốc sulox 80WP trong giai đoạn chồi búp chuẩn bị cho đợt lá đầu tiên hoặc trong giai đoạn chồi búp chuẩn bị cho đợt lá đầu tiên hoặc khi phát hiện có dấu hiệu bệnh nồng độ từ 2-2,2%. Ngoài ra, có thể sử dụng các loại thuốc có chứa hoạt chất Hexaconazole như Anvil 5SC, Callinex 50SC nồng độ 0,15% phun lên tán lá khi có 10% lá non nhú chân chim trên vườn và ngừng khi có 80% lá đã già. Thực hiện phun thuốc 3 lần, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày vào buổi sáng ít gió.

Bà con cần chú ý là phải phun thuốc đúng thời điểm, thuốc đạt hiệu quả cao là giai đoạn búp lá (lá có màu tím nhạt); có thể kết hợp phun thuốc Sulox 80WP với phân bón lá cao cấp Multi-K nhằm tăng cường khả năng sinh trưởng và chống chịu bệnh của cây cao su với liều lượng 2-3kg phân Multi-K/1000 lít nước và phun kết hợp với thuốc sulox ở lần xử lý thứ 2.

Để đảm bảo cây cao su sinh trưởng phát triển tốt trong thời kỳ rụng lá và ra lá non, sớm ổn định tán lá, tăng sức để kháng với sâu bệnh hại bà con nông dân cũng cần có biện pháp chăm sóc và khai thác hợp lý, cụ thể: bón phân cân đối, tăng lượng phân đạm và phân kali vào giai đoạn cao su bắt đầu ra lá mới để giúp tầng lá sớm ổn định, vệ sinh vườn cây ngay trong và sau khi rụng lá./.

 

Phòng trừ bệnh nấm hồng gây hại trên cây cao su

Nấm hồng là một trong những bệnh gây hại chính trên một số cây trồng như cây cà phê, cây xoài, điều, tiêu, mít, sầu riêng ..và trên cây cao su. Nó xuất hiện lần đầu tiên tại ViệtNam vào năm 1920 do Vincens phát hiện ra. Bệnh thường gây hại trên cao su từ 3-12 năm tuổi và nặng nhất ở giai đoạn 4-8 tuổi. Nấm chỉ tấn công trên thân cành có vỏ đã hoá nâu và có đường kính lớn hơn 1 cm và thường gây hại trên cùng một vị trí cho đến khi cành hoặc tán cây bị chết. Do đó nó ảnh hưởng đến sinh trưởng và sản lượng cũng như kéo dài thời gian kiến thiết cơ bản. Nếu không phòng trừ bệnh kịp thời thì cây có thể chết làm giảm mức độ đồng đều, ảnh hưởng đến vườn cây trong suốt chu kỳ kinh tế.

1. Nguyên nhân gây bệnh nấm hồng gây hại trên cây cao su:

Do nấm Corticium salmonicolor Berk & Br gây nên. Nó thuộc họCorticiaceae, bộ Aphyllophorales. phân bố chủ yếu trong vùng nhiệt đới.

2. Điều kiện gây hại của bệnh nấm hồng gây hại trên cây cao su

– Bệnh xảy ra trong mùa mưa, từ tháng 6-11 và tập trung vào hai cao điểm tháng 7 (vết bệnh cũ) và tháng 10 (vết bệnh mới), do ẩm độ không khí trên 70% bào tử, khuẩn ty mới nảy mầm và phát triển, thích hợp nhất 90-100%.

– Vào mùa nắng triệu chứng không thể hiện, lúc này nấm sẽ sống tiềm sinh ở dạng hạch, đây cũng là nguồn bệnh chủ yếu cho mùa mưa năm sau.

– Trong điều kiện mưa, số lượng bào tử phóng thích nhiều hơn so với thời tiết khô ráo, bào tử  phát tán nhờ gió và nước mưa và có thể phát tán cách xa vết bệnh đến 100 m

3. Triệu chứng nấm hồng gây hại trên cây cao su

Bệnh phát triển qua 2 giai đoạn

– Bệnh nhẹ

+ Xuất hiện ở vị trí phân cành do có ẩm độ cao hơn nên bào tử đê bám dính và nảy mầm. Ban đầu nơi bị bệnh xuất hiện màu hơi trắng có những giọt mủ chảy ra, tiếp theo những ty khuẩn trắng giống như màng nhện phát triển xung quanh và tiếp tục lan rộng. Gặp điều kiện thuận lợi vết bệnh chuyển từ màu trắng sang màu hồng nhạt và lan rộng, ty khuẩn phân bố dày đặc và xâm nhập sâu vào vỏ, mủ chảy nhiều thành vệt dài và hóa đen do bị oxy hoá.

+ Giai đoạn này, bào tử phát tán nhờ gió. Nếu gặp điều kiện bất thuận nấm ngừng phát triển và hoạt động vào mừa mưa năm tới cho đến khi gây chết cành hoặc cục ngọn, đây cũng là nguồn lây lan ban đầu.

– Bệnh nặng

+ Vết bệnh chuyển màu hồng đậm, phần tán lá trên vết bệnh chuyển qua vàng và héo rũ sau đó toàn bộ cành lá phía trên đều chết khô. Ngay dưới vết bệnh xuất hiện chồi bất định, lúc này vỏ đã hoàn toàn bị hủy hoại và nứt từng mảng. Tại nước ta, vết bệnh có thể dài 5-7 m và gây hại ngay cả trên mặt cạo. Nếu cây cao su bị cụt ngọn không có khả năng phục hồi và không thể khai thác sau này.

+ Trong giai đoạn này, nấm hình thành bào tử có dạng hình cầu với đường kính 0.03mm trên vỏ đã bị chết , bào tử này phát tán nhờ gió và nước mưa.

Phòng trị nấm hồng gây hại trên cây cao su

– Vệ sinh vườn thông thoáng trước mùa mưa

– Thăm vườn thường xuyên phát hiện bệnh sớm để xử lý kịp thời.

– Cắt đốt bỏ những cành chết do bệnh để hạn chế sự lây lan.

– Dùng một trong những loại thuốc Vali-damycine (Validacin 3L hay 5L, Vanicide 5SL,…) nồng độ 1.2% . Chu kỳ phun 10-15 ngày/ lần, sau khi phun, phải kiểm tra, đánh dấu cây bệnh để xử lý lại nếu bệnh chưa khỏi.

Hiện nay, bệnh nấm hồng gây hại phổ biến trên tất cả các vườn cao su tiểu điền. Nếu không phòng trừ bệnh kịp thời rất.

 Một số biện pháp phòng trừ bệnh trên cây cao su, Phòng trừ bệnh nấm hồng gây hại trên cây cao su
Bảo tử nấm nhìn dưới kính hiển vi
 Một số biện pháp phòng trừ bệnh trên cây cao su, Phòng trừ bệnh nấm hồng gây hại trên cây cao su  
Cây cao su bị nấm hồng   

 

 Một số biện pháp phòng trừ bệnh trên cây cao su, Phòng trừ bệnh nấm hồng gây hại trên cây cao su
Cây cao su bị bệnh nấm hồng gây gãy cành

 

PHÒNG TRỪ BỆNH VÀNG RỤNG LÁ CAO SU

Hỏi: Anh Nguyễn Văn Hùng, Đồng Tâm, Đồng Phú, Bình Phước hỏi: Bệnh vàng rụng lá cao su gây hại nặng trong hai năm gần đây và cũng là bệnh gặp nhiều khó khăn trong phòng trừ? Xin hỏi giải pháp phòng trừ hiệu quả đối với bệnh này?

Kỹ Sư Nguyễn Bình Phương (Công Ty Cổ Phần Thuốc Sát Trùng Việt Nam)

Trả lời: từ cuối 2009 đến nay, do điều kiện thời tiết thuận lợi đã tạo điều kiện cho bệnh rụng lá do nấmCorynespora cassiicola đã phát sinh, phát triển và gây hại trên diện tích khá lớn vườn cây cao su vùng Đông Nam Bộ và một số vùng Tây Nguyên. Bệnh gây hại trên cả trên lá già, lá non, chồi non tạo vết bệnh, gây vàng và rụng lá, ảnh hưởng đến sinh trưởng và sản lượng vườn cây cao su, nếu bị nặng sẽ gây chết hàng loạt vì nấm này tiết ra độc tố gây độc cho cây cao su.

Triệu chứng tùy thuộc vào vị trí bị hại như: lá, cuống lá và chồi. Triệu chứng trên lá dễ nhận diện nhất, nhưng có sự thay đổi lớn trong thời gian gần đây. Sự xuất hiện của các triệu chứng bệnh tùy thuộc vào tính mẫn cảm của dòng vô tính, điều kiện thời tiết.

Trên lá: Trên lá non vết bệnh có hình tròn màu xám đến nâu với vòng màu vàng bao xung quanh, tại trung tâm vết bệnh đôi khi hình thành lỗ, lá bị hại xoăn lại biến dạng sau đó rụng toàn bộ. Những lá đã chuyển màu xanh, triệu chứng đặc trưng với vết bệnh màu vàng sau chuyển màu đen, đường kính khoảng 1-3mm, phân bố dạng xương cá dọc theo gân lá. Nếu gặp điều kiện thuận lợi các vết lan rộng gây chết từng phần lá do sự phá hủy của diệp lục, sau đó toàn bộ lá đổi màu vàng – vàng cam và rụng từng lá một. Trên lá già một số vết bệnh xuất hiện vết thủng.

Một số biện pháp phòng trừ bệnh trên cây cao su, PHÒNG TRỪ BỆNH VÀNG RỤNG LÁ CAO SU

Triệu chứng trên lá non

Một số biện pháp phòng trừ bệnh trên cây cao su, PHÒNG TRỪ BỆNH VÀNG RỤNG LÁ CAO SU

Triệu chứng trên lá già

Một số biện pháp phòng trừ bệnh trên cây cao su, PHÒNG TRỪ BỆNH VÀNG RỤNG LÁ CAO SU

Triệu chứng trên gân lá

Trên chồi và cuống lá: Các chồi xanh dễ nhiễm, đôi khi nấm bệnh cũng gây hại chồi đã hóa nâu. Dấu hiệu đầu tiên với vết nứt dọc theo cuống và chồi có dạng hình thoi, có mủ rỉ ra sau đó hóa đen, vết bệnh có thể phát triển dài đến 20cm gây chết chồi, đôi khi chết cả cây. Nếu dùng dao cắt bỏ lớp vỏ ngoài sẽ xuất hiện những sọc đen ăn sâu trên gỗ, chạy dọc theo vết bệnh. Trên cuống lá với vết nứt màu đen có chiều dài 0,5-3,0mm. Nếu cuống lá bị hại, toàn bộ lá chét bị rụng khi còn xanh dù không có một triệu chứng nào xuất hiện trên phiến lá (do nấm tiết ra độc tố). (Hình đính kèm).

Một số biện pháp phòng trừ bệnh trên cây cao su, PHÒNG TRỪ BỆNH VÀNG RỤNG LÁ CAO SU

Triệu chứng trên cuốn lá 

Bệnh vàng rụng lá do nấm Corynespora cassiicola có thể xuất hiện ở mọi thời điểm trong năm, trên mọi giai đoạn phát triển của cây, nên cần phải luôn cảnh giác. Do nấm bệnh gây hại quanh năm và trong suốt giai đoạn sinh trưởng từ vườn ương đến vườn khai thác, nên quản lý bệnh rụng lá cây cao su cần phải thực hiện biện pháp quản lý mang tính tổng hợp. Nguồn nấm tồn tại chính trên vườn cao su và có khả năng gậy hại đó là những lá đã bị nhiễm bệnh trên cây và rụng trên lô cao su.

Giải pháp đầu tiên đó là không trồng mới những dòng vô tính mẫn cảm như RRIV 4, RRIV 3, RRIV 2, RRIC 103, RRIC 104, KRS 21, RRIM 725, RRIM 600…

Giải pháp thứ hai đó là phòng trừ bằng thuốc trừ bệnh Vixazol 275SC khi có 10% số lá bị nhiễm bệnh. Thuốc trừ bệnh Vixazol 275SC với hai hoạt chất Carbendazim và Hexaconazole có tác động tiếp xúc và lưu dẫn nên khả năng thuốc di động mạnh trong cây, di chuyển đến các tế bào đặc biệt ở lá và ngọn, giúp bảo vệ bộ phận lá trước sự tấn công xâm nhiễm của nấm bệnh. Vixazol 275SC với hai cơ chế tác động lên nấm bệnh nên vừa có tác dụng phòng bệnh và trị bệnh. Liều lượng phun tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh, liều lượng phổ biến là 0,25-0,3% (500-600mL/phuy 200 lít nước). Ngoài ra có thể cộng với thuốc trừ bệnh Vimonyl 72WP để tăng khả năng phòng trừ nhất là vào những tháng có mưa vào buổi chiều.

Giải pháp thứ ba đó là bón phân cân bón, bón đầy đủ phân trung vi lượng cho cao su, đặc biệt là Kali và Magie rất quan trọng cho cây cao su. Ngoài ra định kỳ có thể dùng nấm Trichoderma như Vi-ĐK 109 bảo tử/g phun trên lô cao su vừa có tác dụng phân hủy chất hữu cơ và ức chế sự phát triển của nguồn nấm tồn tại trong lá.

Nông Dân






TIN TỨC KHÁC :