Lâm nghiệp
Phòng trừ sâu bệnh hại cây hồ tiêu
I. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ TỔNG HỢP SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY HỒ TIÊU:
Trong canh tác hồ tiêu phòng bệnh là chính nên phải áp dụng đồng bộ 6 nguyên tắc quản lý sâu bệnh hại là:
1. Kiểm tra thường xuyên, phát hiện và xử lý kịp thời:
- Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện và xác định loại sâu bệnh ở giai đoạn mới phát triển. Khi thấy các bộ phận của cây tiêu bị sâu bệnh thì tiến hành chữa trị. Chuyển các bộ phận bị sâu bệnh hại nặng ra khỏi vườn và đốt để tiêu hủy mầm mống sâu bệnh hại.
2. Phòng ngừa sự nhiễm sâu bệnh ở cây hồ tiêu:
- Làm sạch hay khử trùng các dụng cụ đã dùng để cắt tỉa các bộ phận của cây tiêu này trước khi chuyển sang dùng trên cây tiêu khác.
- Dụng cụ nông nghiệp đã dùng ở vườn bị nhiễm bệnh phải được làm sạch và khử trùng trước khi dùng cho vườn khác. Hạn chế sự di chuyển của người làm vườn từ các vườn bệnh đến vườn không bị bệnh.
3. Dùng giống kháng, giống sạch bệnh:
- Chỉ lấy giống tại các vườn tiêu hoàn toàn khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh.
4. Các thực hành nông nghiệp để kiểm soát sâu bệnh hại:
- Vệ sinh vườn tiêu, giữ vườn luôn sạch sẽ. Cắt hết cành nhánh ở gốc tiêu trong khoảng 30 cm trên mặt đất.
- Rong tỉa cây che bóng để tạo độ thông thoáng và ánh sáng đầy đủ cho vườn tiêu.
- Hạn chế xới xáo đất trong vườn, nên nhổ cỏ gốc bằng tay. Trồng cây che phủ đất giữa các hàng tiêu bằng các loại cây họ đậu như lạc dại....
- Không trồng xen trong vườn tiêu những cây là trung gian gây bệnh cho tiêu như cà, ớt, bầu bí, khoai môn, gừng nghệ.
- Không làm bồn sâu, đào rãnh thoát nước trong vườn không để vườn tiêu bị úng nước trong mùa mưa.
5. Biện pháp sinh học:
- Bón phân hóa học: chỉ bón với lượng vừa đủ, cân đối, hợp lý. Thường xuyên bổ sung phân hữu cơ và các loại phân có tác dụng cải tạo đất.
- Sử dụng các loại phân bón lá có nguồn gốc hữu cơ. Sử dụng các chế phẩm có vi sinh đối kháng như Trichoderma...
- Bảo vệ các loài côn trùng là thiên địch đối với sâu hại tiêu
6. Biện pháp hóa học:
Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thực sự cần thiết. Thuốc bảo vệ thực vật sử dụng phải nằm trong danh mục được cho phép sử dụng. Khi sử dụng phải tuân theo các quy định an toàn cho người lao động và các quy định an toàn thực phẩm
II. MỘT SỐ SÂU BỆNH HẠI CHÍNH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH Ở CÂY HỒ TIÊU
1. Bệnh hại ở cây hồ tiêu:
a. Bệnh vàng lá chết chậm:
Do tuyến trùng Meloidogyne incognita kết hợp với một số loài nấm (Fusariumsp., Phytophthora sp., Pythium sp.) gây ra.
Cây tiêu bị bệnh sinh trưởng, phát triển chậm. Lá vàng, rụng lá và rụng đốt dần. Rễ có những cục u mọc riêng lẻ hoặc thành chuỗi. Cây chết sau một vài năm bị bệnh.
Phòng trừ:
- Không trồng tiêu trên các vườn cà phê, tiêu đã bị nhổ bỏ do tuyến trùng mà chưa qua thời gian luân canh cây ngắn ngày. Cày phơi ải đất kỹ trong mùa khô trước khi trồng mới.
- Bón phân hóa học cân đối, thường xuyên bổ sung phân hữu cơ hoặc các loại phân có tác dụng cải tạo đất.
- Sử dụng các chế phẩm sinh học phòng trừ tuyến trùng. Hạn chế xới xáo đất và tưới tràn trong vườn tiêu.
- Nhổ và đốt các cây bị bệnh nặng, không trồng lại cây mới ngay.
b. Bệnh chết nhanh:
Bệnh do nấm Phythophora gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa tại những vườn tiêu thoát nước kém. Cây tiêu bị bệnh có triệu chứng héo lá đột ngột nhưng lá vẫn còn xanh. Cây chết rất nhanh nên lá vẫn còn nhiều trên cây, chưa kịp rụng. Gốc rễ thâm đen, hư thối.
Nấm Phythophora cũng gây hại trên lá và trên quả làm quả bị hư thối..
Phòng trừ:
- Bón phân hóa học cho cây tiêu cân đối và hợp lý, tăng cường bón phân hữu cơ.
- Đào rãnh thoát nước trong vườn. Không làm bồn sâu để đọng nước trong gốc cây tiêu.
- Không trồng các cây là ký chủ của nấm Phytophthora xen trong vườn tiêu.
- Cắt hết cành nhánh ở gốc tiêu trong khoảng 30 cm trên mặt đất.
- Đào bỏ cây bị bệnh chết đưa ra khỏi vườn tiêu hủy, không trồng lại cây mới ngay.
- Biện pháp hóa học: Khi cây mới chớm có triệu chứng héo lá sử dụng một trong các loại thuốc sau: Aliette, Ridomil, Mexyl tưới vào gốc (2 - 4 lít dung dịch/ gốc) và phun lên cây. Xử lý 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 – 7 ngày.
c. Bệnh tiêu điên:
Do virus gây nên. Bệnh có 3 dạng:
- Khảm lá: lá tiêu không bị biến dạng, có các vết khảm trên lá bánh tẻ giống như triệu chứng thiếu vi lượng.
- Khảm lá biến dạng: lá biến dạng, dài và hẹp lại, mép lá quăn, gợn sóng. Chóp lá cong xuống, lá dày và giòn, bề mặt lá nhúm.
- Xoăn lùn: Cây bị bệnh lá nhỏ, dày và giòn, mép lá gợn sóng, mặt lá sần sùi, có những vùng xanh đậm xen lẫn vùng xanh nhạt. Ngọn tiêu nhỏ lại và ra rất nhiều ngọn tạo thành bụi lớn sát gốc. Cây tiêu bị xoăn lùn không ra quả, nếu có cũng rất ít, năng suất thấp.
Phòng trừ: Không lấy giống từ những vườn tiêu có triệu chứng bệnh. Sát trùng dụng cụ trước khi chuyển sang cắt tỉa sang cây khác. Nếu thấy xuất hiện côn trùng chích hút phun thuốc (Actara, Movento) diệt trừ. Cây bệnh nặng, nhổ bỏ đưa ra khỏi vườn tiêu hủy.
d. Bệnh thán thư:
Do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra.
Bệnh thường xuất hiện tại những vườn tiêu không thông thoáng, trong những tháng mưa nhiều. Bệnh gây hại trên lá, cành và trên gié hoa, quả.
- Trên lá : Bệnh thường gây hại ở đầu và mép lá tiêu. Rìa vết bệnh có quầng đen rộng bao quanh phân cách phần mô bệnh và mô khỏe.
- Trên cành: gây nên hiện tượng khô cành.
- Trên gié hoa, quả: làm rụng gié hoa, gié quả, ảnh hưởng lớn đến năng suất.
Phòng trừ:
- Trồng tiêu với mật độ thích hợp. Rong tỉa cây che bóng, cây trụ sống tạo độ thông thoáng cho vườn tiêu. Bón phân cân đối, hợp lý. Vệ sinh vườn cây sạch sẽ.
- Chỉ nên tiến hành phòng trừ bằng thuốc bảo vệ thực vật khi bệnh gây hại làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất. Sử dụng một trong các loại thuốc sau: Rhidomil, Aliete, Tilt Super, Nativo … Phun lên cây 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày.
Một số bệnh khác như đốm lá, khô vằn, đốm rong. Cách phòng trừ cũng giống như phòng trừ bệnh thán thư.
2. Sâu hại ở cây hồ tiêu:
a. Rệp sáp:
- Rệp sáp gây hại các bộ phận khí sinh của cây tiêu: Chích hút gié bông, gié quả, đọt non, lá… làm các bộ phận này không phát triển được, khô héo, rụng.
- Rệp sáp gây hại rễ : Chích hút thân ngầm và rễ của cây tiêu, tạo vết thương để nấm xâm nhập và làm thối rễ. Rễ các cây bị rệp nặng tạo thành những vùng u lớn bên trong có rất nhiều rệp sáp. Bị rệp sáp gây hại rễ cây tiêu vàng lá, cằn cỗi. Khi bị hại nặng cây rụng hết lá và chết.
Phòng trừ:
- Phun thuốc Actara 25 hoặc Movento nơi có rệp sáp xuất hiện trên các bộ phận khí sinh của cây tiêu. Với rệp sáp hại rễ sử dụng một trong các loại thuốc sau kết hợp với 0,5% dầu lửa tưới vào gốc: Actara 25 WG, Subatox 75 EC, Pyrinex 20 EC, Movento... Xử lý thuốc 2 - 3 lần cách nhau 15 ngày.
Cây bệnh nặng nhổ bỏ, đào gốc, đưa ra khỏi vườn đốt. Không trồng lại cây mới ngay.
b. Các loại sâu hại khác:
- Bọ xít lưới (rầy thánh giá) : Chích hút lá non, gié bông, gié quả, quả non làm rụng gié bông, gié quả.
- Rệp muội : Chích hút chồi non, lá non làm lá biến dạng. Tiết mật ngọt làm nấm bồ hóng phát triển ảnh hưởng đến quang hợp của cây.
Phòng trừ:
- Vệ sinh vườn tiêu, phát quang bụi rậm để phá bỏ nơi trú ngụ của sâu hại.
- Tạo điều kiện để thiên địch phát triển: Bọ rùa, ruồi ăn rệp, ong ký sinh...
- Thường xuyên kiểm tra vườn, khi thấy sâu hại xuất hiện nhiều phun thuốc hóa học diệt trừ. Sử dụng một trong các loại thuốc sau: Actara 25 WG, Movento.
Từ khóa: phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại hồ tiêu, cách thức điều trị bệnh trên cây hồ tiêu, điều trị sâu bệnh trên cây hồ tiêu, mô hình trồng hồ tiêu không sâu bệnh, điều trị các bệnh thường gặp ở cây hồ tiêu, cách phòng trừ sâu hại cây hồ tiêu
Theo TTKN Daklak
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó