Lâm nghiệp
Quy trình quản lý bọ xít muỗi và bệnh thán thư hại điều
Để hỗ trợ các địa phương thống nhất chỉ đạo phòng trừ bọ xít muỗi và bệnh thán thư hại điều, Cục BVTV ban hành quy trình để các địa phương phổ biến, tuyền truyền, hướng dẫn nông dân áp dụng phòng chống dịch bệnh hiệu quả và an toàn.
Trong thời gian ngay trước và sau tết âm lịch tại các tỉnh vùng Tây Nguyên và Đông Nam bộ có mưa nhỏ kéo dài, trời âm u và ẩm độ cao, có vài ngày mưa lớn đúng đợt ra hoa điều làm thối rụng bông. Ẩm độ cao kéo dài là điều kiện thuận lợi cho bọ xít muỗi và bệnh thán thư phát sinh, gây hại nặng trên cây điều so các năm trước.
Để hỗ trợ các địa phương thống nhất chỉ đạo phòng trừ bọ xít muỗi và bệnh thán thư hại điều, Cục BVTV ban hành quy trình để các địa phương phổ biến, tuyền truyền, hướng dẫn nông dân áp dụng phòng chống dịch bệnh hiệu quả và an toàn.
Tác nhân, triệu chứng và đặc điểm gây hại
1. Bọ xít muỗi
Có 2 loài bọ xít muỗi gây hại: Loài bọ xít muỗi xanh (Helopeltis theivora) phổ biến nhất, còn loài bọ xít muỗi đỏ (Helopeltis antonii) ít phổ biến hơn.
Bọ xít muỗi non và trưởng thành đều gây hại các bộ phận non của cây điều như lá non, chồi non, hoa và cả quả, hạt non. Vết chích lúc đầu có màu xám, sau bị thâm đen; quả non bị chích nhiều có thể phát triển dị dạng. Các loại nấm gây bệnh dễ dàng xâm nhập, gây hại qua vết chích, đặc biệt là nấm gây bệnh thán thư.
Bọ xít muỗi thường hoạt động mạnh vào buổi sáng (trước 9 giờ) và chiều tối (sau 4 giờ chiều), khi trời nắng nóng thì ẩn nấp dưới tán lá, ngày âm u thì hoạt động cả ngày.
Ký chủ: Ngoài cây điều bọ xít muỗi còn hại nặng trên nhiều cây trồng khác như ca cao, sầu riêng, bơ, chè, cà phê chè, mận, ổi…
2. Bệnh thán thư
Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra, thường phát sinh trong điều kiện ẩm độ cao, mưa kéo dài và thiếu ánh sáng. Nguồn bệnh phát tán nhờ nước và gió.
Bệnh thường xuất hiện khi điều ra lá, có nụ hoa hoặc bắt đầu đậu quả. Bệnh thường gây hại nặng trên chồi non, phát hoa, quả non và hạt làm giảm năng suất và chất lượng hạt điều. Bệnh hại nặng ở các vườn ít được chăm sóc, bón phân không cân đối, cây rậm rạp, ít cắt tỉa.
Bọ xít muỗi có thể làm gia tăng mức độ lây nhiễm bệnh thán thư khi chúng chích hút thường tạo ra vết thương giúp bệnh thán thư dễ dàng xâm nhập, gây hại vì vậy khi vườn xuất hiện nhiều bọ xít muỗi thì bệnh thán thư cũng gây hại nặng hơn.
Biện pháp quản lý tổng hợp
1. Biện pháp canh tác
Không bón quá nhiều phân đạm, tăng phân kali vào thời kì cây điều ra đọt non, chồi hoa và quả non.
Làm sạch cỏ dại, tỉa cành tạo tán để vườn điều thông thoáng để hạn chế nơi trú ngụ thường xuyên của bọ xít muỗi. Thu gom cành, lá, hoa, quả bị bệnh đem tiêu hủy để hạn chế lây lan nguồn bệnh.
Thăm vườn thường xuyên vào sáng sớm hoặc chiều tối (5 - 6 giờ) kiểm tra mật độ bọ xít muỗi, bệnh thán thư vào thời kỳ cây điều ra đọt non, lá non, ra hoa đậu quả và trên các cây ký chủ phụ để phát hiện và phòng trừ kịp thời.
Thu gom lá điều khô và cỏ dại đốt hun khói vào buổi chiều tối để xua đuổi bọ xít muỗi đến gây hại.
2. Biện pháp sinh học
Bảo vệ các loài thiên địch của bọ xít muỗi như kiến đen (Dolicoderus thoracicus) hoặc kiến vàng (Oecophylla smaragdina), bọ ngựa và nhện lớn bắt mồi. Kiến vàng là thiên địch hữu hiệu nhất, chúng ăn ấu trùng, trưởng thành bọ xít muỗi và có thể xua đuổi, ngăn cản trưởng thành đến chích hút hoặc đẻ trứng nếu đạt mật số cao.
Sử dụng chế phẩm nấm ký sinh Metarhizum anisopliae, Beauveria bassiana hoặc Paecilomyces sp. phun trừ bọ xít muỗi khi tuổi còn nhỏ, liều lượng theo khuyến cáo trên bao bì sản phẩm.
3. Biện pháp hóa học
Chỉ sử dụng thuốc BVTV trong danh mục được phép sử dụng do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành hàng năm để phòng trừ bọ xít muỗi, bệnh thán thư khi có nguy cơ gây hại nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng và phải theo nguyên tắc “4 đúng”.
a) Đối với bọ xít muỗi
- Loại thuốc: Sử dụng các thuốc có hoạt chất Citrus oil (MAP Green 6SL…), Alpha-cypermethrin (Alfathrin 5EC, FM-Tox 25EC, Motox 5EC…); Chlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin (Tungcydan 60EC, Dragoannong 585EC…); Cypermethrin (Wamtox 100EC, Tungrin 25EC, Sherbush 5EC, 10EC…); Permethrin (Peran 50EC, Permecide 50EC…)... Liều lượng và nồng độ theo hướng dẫn ghi trên bao bì.
- Thời điểm phun hiệu quả:
+ Phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát, khi cây chuẩn bị ra lá non, hoa.
+ Những ngày trời âm u bọ xít muỗi hoạt động mạnh có thể phun sớm hơn nhưng nếu điều đang nở hoa không phun trước 9 giờ sáng để hoa điều thụ phấn.
+ Phun khi bọ xít muỗi tuổi 1 - 3 hiệu quả cao nhất.
- Phương pháp phun: Phun trừ đồng loạt trên diện rộng, phun từ xung quanh vườn vào trong theo hình xoáy trôn ốc và phun ướt đều tán cây. Sử dụng bình phun động cơ thổi gió hoặc tạo sương mù, khói để phun thuốc BVTV có cơ chế tác động tiếp xúc hoặc xông hơi. Phun trừ bọ xít muỗi (trưởng thành và ấu trùng) cư trú trong các bụi rậm, tán cây rậm rạp ven vườn điều.
b) Đối với bệnh thán thư
- Loại thuốc: Sử dụng các thuốc BVTV trong danh mục được phép sử dụng có hoạt chất Citrus oil (MAP Green 6SL…), Copper Hydroxide (DuPontTM Kocide 46.1 WG...), Cuprous Oxide (Norshield 86.2WG…), Copper Oxychloride + Kasugamycin (New Kasuran 16.6WP…), Hexaconazole (Tungvil 5SC, 10SC…). Liều lượng và nồng độ theo hướng dẫn ghi trên bao bì.
- Thời điểm phun: Vào giai đoạn cây điều ra chồi non, nụ hoa, quả non nếu gặp điều kiện ẩm độ cao, sương mù nhiều cần phun thuốc BVTV để phòng trừ bệnh. Không phun trước 9 giờ sáng để hoa điều thụ phấn.
- Phương pháp phun: Phun ướt đều tán cây; nếu ẩm độ không khí cao và kéo dài có thể phun lần 2 (sau lần 1 từ 5 - 7 ngày).
Theo Cục Bảo vệ Thực vật
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó