Lâm nghiệp
Bí mật đinh sắt chục triệu trong củ sâm Ngọc Linh nặng hơn 1kg
Dù bán 1kg sâm Ngọc Linh dân buôn có thể lãi đến cả chục triệu đồng, song, nhiều người vẫn dùng chiêu độn rêu, ghim đinh vào trong củ sâm nhằm làm tăng trọng lượng, thu thêm từ 10-40 triệu đồng nữa nhờ chênh lệch trọng lượng.
Độn tam thất bắc, giả sâm quý
Theo đông y, trong 4 loại dược liệu quý hiếm gồm sâm, nhung, quế, phụ, nhân sâm là loại được xếp đầu tiên. Trong đó, sâm Ngọc Linh được đánh giá là loài sâm tốt nhất thế giới hiện nay. Bởi, kết quả nghiên cứu từ năm 1978 của Bộ Y tế Việt Nam cho thấy, sâm Ngọc Linh có số lượng Saponin cao hơn nhiều lần so với các loại sâm khác trên thế giới.
Theo đó, dùng sâm Ngọc Linh sẽ có tác dụng tăng cường sinh lực, kháng khuẩn, chống trầm cảm, giảm stress, chống oxy hóa, phòng chống ung thư, giúp ăn ngon ngủ tốt, bảo vệ tế bào gan, cải thiện suy nhược sinh dục,...
Sâm Ngọc linh trồng thường được làm giả từ tam thất bắc |
Đơn cử, sâm Ngọc Linh trồng hiện có giá 40-50 triệu đồng/kg loại 10 củ và 60-70 triệu đồng/kg loại 5 củ. Riêng sâm Ngọc Linh rừng tự nhiên, rẻ nhất cũng lên tới 120 triệu đồng/kg, loại cao cấp hơn (củ từ 1,5kg trở lên) giá ở mức 400 triệu đồng/kg.
“Loại sâm Ngọc Linh rừng được các đại gia săn lùng ráo riết, đặc biệt là sâm rừng loại khủng để về tẩm bổ hoặc làm quà biếu tặng”, anh Vương nói và cho biết, do cầu luôn vượt cung nên sâm Ngọc Linh đang bị làm giả khá nhiều.
Anh Vương cho hay, với loại sâm Ngọc Linh trồng, một số mối buôn nhỏ lẻ hay dùng loại tam thất bắc hàng tuyển có giá 3-4 triệu đồng/kg về cắt tỉa bớt những rễ cái (rễ lớn), chỉ để lại những rễ nhỏ (rễ phụ) sau đó độn vào số sâm Ngọc Linh thật và bán với giá cào bằng hàng vài chục triệu đồng/kg.
Sở dĩ họ làm được như vậy vì tam thất bắc có hình dáng rất giống sâm Ngọc Linh trồng (giống từ trọng lượng đến màu sắc, hình dáng), nếu không phải người trong giới thì cực kỳ khó phân biệt. Do đó, dân buôn thường dùng chiêu này để kiếm lời hàng chục triệu đồng mỗi kg.
Những củ sâm Ngọc Linh lớn khi bán thường bị ghim đinh bên trong để tăng trọng lượng (ảnh minh họa) |
Ghim đinh, phủ rêu để tăng trọng lượng
Ngoài chiêu trò làm giả sâm Ngọc Linh trồng, đối với loại Ngọc Linh rừng, dân buôn lại áp dụng cách ghim đinh bên trong củ sâm hoặc phủ rêu bên ngoài để tăng trọng lượng.
Ví như, một củ sâm rừng tươi có trọng lượng 0,9kg, để tăng trọng lượng lên 1kg hoặc hơn, các mối buôn nhỏ lẻ chỉ cần lấy rêu khô phủ xung quanh củ sâm rồi tưới nước liên tục trong vài ngày. Khi đó, rêu sẽ sống lại và bám chắc xung quanh củ. Kết quả, củ sâm sau khi được phủ rêu xanh sẽ nặng khoảng 1kg chứ không còn là 0,9kg như lúc ban đầu. Khi bán cho khách, ngoài khoản tiền lãi do chênh lệch giá cả lên tới cả chục triệu đồng/kg, dân buôn còn có được khoảng tiền từ chênh lệch trọng lượng.
Tinh vi và không bị lộ liễu như phủ rêu, đó là chiêu ghim đinh vào bên trong củ sâm. Cách này thường áp dụng cho những củ sâm rừng trọng lượng lớn vì dễ làm.
Đa phần các củ sâm cỡ lớn trọng lượng trên 1kg nếu bị ghim đinh vào bên trong sẽ khó phát hiện vì phần lớn khách hàng mua về đều để nguyên củ để ngâm rượu |
Anh Vương cho hay đã từng chứng kiến một số mối buôn sâm nhỏ lẻ thường cắt củ sâm Ngọc Linh ra, dùng đinh vít hai đầu ghim vào bên trong phần củ sâm vừa bị cắt để nối chúng lại với nhau. Công đoạn này được làm cực kỳ khéo léo đến mức bằng mắt thường khó có thể phát hiện. Một củ sâm Ngọc Linh nặng khoảng 1kg có thể ghim được khoảng 3-4 chiếc đinh vít, với trọng lượng từ 0,5-0,7 lạng. Và củ sâm càng to, càng dài thì đinh ghim bên trong càng nhiều.
Hiện có những củ sâm nặng trên 1,5kg được bán với giá 400 triệu đồng/kg, mà sâm Ngọc Linh khi bán được tính từng gram một. Áp dụng cách ghim đinh vào có thể làm củ sâm chênh lên cả lạng, thu đến 30-40 triệu đồng do chênh lệch trọng lượng.
Anh Vương chia sẻ, trong giới buôn sâm mọi người vẫn nói vui với nhau rằng “những chiếc đinh trong củ sâm Ngọc Linh có giá đắt đỏ nhất thế giới vì chúng thường được tính với mức giá hàng chục triệu đồng”.
Theo anh Vương, sâm Ngọc Linh bị làm giả từ tam thất, tuy không có tác dụng như sâm Ngọc Linh thì cũng ảnh hưởng tới sức khỏe. Tương tự, sâm Ngọc Linh bị phủ rêu bên ngoài để tăng trọng lượng thì lúc mua về chỉ cần rửa sạch đem ngâm vẫn là sâm, người mua chỉ thiệt về trọng lượng.
Song, với cách ghim đinh, củ sâm đem ngâm rượu lâu sẽ khiến những chiếc đinh bên trong củ bị hoen rỉ ngấm ra rượu. Uống loại rượu đó sẽ không tốt cho sức khỏe. Do đó, để tránh mua phải sâm bị ghim đinh, khách nên mua ở những địa chỉ uy tín và có thể tin tưởng được.
Theo Lưu Minh / Vietnamnet
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó