Lâm nghiệp
Bình Định: Mất trắng hàng trăm triệu đồng vì cây tiêu chết hàng loạt
Nhiều người trồng tiêu trên địa bàn huyện Hoài Nhơn (Bình Định) rầu rĩ, lo lắng. Nhiều hộ mất cả trăm triệu đồng vì nhiều diện tích tiêu đang trong giai đoạn cho thu hoạch bỗng nhiên chết dần chết mòn…
Có thâm niên gần 10 năm trồng cây hồ tiêu, nông dân Võ Đồng (trú ở thôn Hội Phú xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) cho biết: “Trong 1.800 trụ tiêu của gia đình thì có trên 1.000 trụ tiêu từ 5 năm trở lên, phát triển tốt và đang trong giai đoạn cho thu hoạch. Không hiểu sao từ sau đợt lũ lụt cuối năm 2016, bị ngập ngập úng rễ hay sao đó mà các trụ tiêu cứ chết dần, chết mòn, chết nhanh có, chết chậm cũng có. Ban đầu là vài trụ, nhưng đến giờ số trụ chết lên đến khoảng hơn 600 trụ. Như vậy, năm nay thu nhập từ cây tiêu của gia đình tôi giảm hơn một nửa, coi như mất trắng hơn 200 triệu đồng”.
3 vườn tiêu với 500 trụ tiêu đang phát triển xanh tốt của gia đình ông Lê Văn Lựa (trú thôn Ngọc Sơn Bắc, xã Hoài Thanh Tây) cũng bỗng nhiên chết rũ hàng loạt. “Mấy ngày trước còn thấy lá xanh tươi, mấy ngày sau đã thấy lá vàng, chết dần chết mòn. Hiện trên 300 trụ tiêu của gia đình tôi đã bị thối rễ, phun thuốc cũng không cứu nổi”- ông Lựa than thở.
Chua chát hơn, 170 trụ tiêu, trong đó có khoảng 100 trụ tiêu 3 năm tuổi đang chuẩn bị thu đợt đầu tiên của gia đình anh Dương Xuân Huy (trú cùng xã Hoài Thanh Tây) bỗng dưng vàng lá, chết rụi hơn một nửa. Không chỉ vậy, số trụ tiêu đang giai đoạn năm 2 cũng bị tương tự, đang bị vàng lá và chết trên 30 trụ. Anh Huy chán nản: “Đây là năm đầu tiên tôi bắt đầu thu bói 100 trụ tiêu, nếu tiêu không chết bất ngờ như vậy thì cũng kiếm được khoảng 35 triệu đồng, lấy lại được phần nào vốn bỏ ra. Vườn tiêu này, tui đầu tư cả giống, trụ, phân bón nữa cũng đã trên 50 triệu đồng. Đó là chưa kể công cán, phân bón chăm sóc 3 suốt năm nay, giờ coi như mất trắng”.
Ông Nguyễn Ngọc Hoàng Thân - Chi hội trưởng mô hình trồng tiêu tại xã Hoài Thanh Tây (huyện Hoài Nhơn), cho biết: “Toàn xã có khoảng 18ha tiêu, từ đợt mưa lũ cuối năm 2016 đến nay đã có trên 3.000 trụ tiêu bị chết, bệnh lan rất nhanh và rộng, nhiều nhà vườn tiêu chết rụi nên đã mất trắng”.
Theo thống kê của Phòng kinh tế huyện Hoài Nhơn (Bình Định), toàn huyện có gần 140ha tiêu, hiện nay có trên 6ha tiêu bị chết do bệnh chết nhanh, chết chậm tập trung tại một số xã như Hoài Tân, Hoài Hảo, Hoài Thanh Tây; Hoài Thanh…
Bà Trần Thị Kim Oanh - Cán bộ kĩ thuật Trạm trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Hoài Nhơn cho biết: “Nguyên nhân khiến bệnh chết nhanh trên cây tiêu phát triển mạnh chủ yếu là do cuối năm 2016 trên địa bàn huyện mưa lũ kéo dài, một số diện tích tiêu bị ngập nước, rễ bị úng, tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển gây hại, đặc biệt là nấm Phytophthora. Các vườn hồ tiêu bị bệnh chết nhanh đều thấy các chóp rễ chuyển sang nâu đen, lá chuyển sang vàng rồi rụng, cây héo khô, chết chỉ trong vòng vài ngày”.
Bà Oanh cho biết thêm: “Trước tình hình trên, Trạm trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện đã có thông báo hướng dẫn cụ thể về biện pháp phòng trừ đối với bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu. Đồng thời phối hợp với Trạm khuyến nông huyện thông qua các lớp tập huấn đầu vụ và giữa vụ Hè, trên các địa bàn các thôn, xã có sản xuất tiêu thì lồng ghép tập huấn quy trình phòng bệnh cho bà con nông dân. Riêng bà con nông dân khi phát hiện vườn tiêu có dấu hiệu bị bệnh, nông dân cần thu gom tàn dư cây bị bệnh mang ra khỏi khu vực trồng để tiêu hủy, xử lý đất tại các trụ tiêu bị bệnh bằng vôi bột, hố trồng phải xử lý bằng chế phẩm sinh học trước khi trồng lại…”
Theo Thái Ngân - Doãn Công / Dân Trí
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó