Lâm nghiệp
Bỏ lúa trồng mía mềm, thu nhập tăng 3-4 lần
Người đầu tiên trong thôn Nà Rọ, xã Song Giang, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn bỏ cây lúa để trồng mía mềm (mía tím) đem lại thu nhập cao gấp 3-4 lần là chị Hứa Thị Miền.
Nghèo nên phải nghĩ
Sinh ra trong một gia đình thuần nông tại bản nghèo Nà Pò nên chị Miền luôn thấm thía cái vất vả cực nhọc của công việc đồng áng. Lớn lên, chị Miền làm dâu ở làng bên, trong một gia đình cũng thuần nông, ít ruộng vườn nên cuộc sống khá vất vả. “Cuộc sống chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng nhưng toàn ruộng cạn, không có nước. Năm nào mưa thuận gió hòa thì còn đủ gạo ăn, năm nào nắng mưa thất thường thì mua gạo thường xuyên” - chị Miền tâm sự.
Chị Hứa Thị Miền tất bật với công việc trồng mía trên ruộng của gia đình. Ảnh: L.C
“Tính ra nếu cấy lúa chỉ được 5-7 triệu đồng, nhưng trồng mía đem lại thu nhập cao hơn rất nhiều, gấp 3-4 lần trồng lúa”. Chị Hứa Thị Miền |
Chị Hứa Thị Miền cho biết: Người dân ở đây trồng hai loại mía, một là giống mía mềm để bán cây, một loại khác cứng hơn là mía ép để nấu đường. Làng có truyền thống về trồng mía làm đường nên loại mía cứng được trồng rất nhiều. Nhưng loại mía mềm bán cây thì mỗi nhà trồng một ít để ăn chứ không mang bán.
Nhận thấy ngoài thị trường nhu cầu mía bán cây lớn, nên chị đã bàn với chồng bỏ lúa để trồng mía. Ban đầu các thành viên trong nhà cũng lo lắng, vì từ xưa mía nên trồng ở đất tơi xốp, độ ẩm vừa phải. Nếu trồng xuống ruộng, khi mưa nhiều nước thoát không kịp dễ dẫn đến vàng lá, cây kém phát triển do úng nước.
Chị Miền kể: “Trước đó trồng nhiều rồi nhưng chỉ trồng đất vườn cạnh nhà, chưa trồng đất ruộng bao giờ nên tôi cũng khá lo lắng. Nhiều người trong làng cũng hoài nghi nhưng vẫn động viên lên luống vét mương thật sâu là được”.
Năm đầu tiên trồng trên đất ruộng, nhờ mưa thuận gió hòa, chăm sóc tốt nên vườn mía nhà chị cây đều, đẹp và ít sâu nên thu được hơn 30 triệu đồng.
Vừa bán vừa trồng mới
Chị Miền cho biết để trồng được những cây mía đều, đẹp và đặc biệt là phải ngọt, ít sâu cũng rất vất vả, phải có nhiều năm kinh nghiệm. Sau tết người nông dân quay trở lại với công việc đồng áng cũng là lúc gia đình cày xới đất và lên luống trồng mía. Thời điểm này cũng là lúc vừa bán mía vừa trồng. Vì theo chị Miền, nếu trồng muộn mía sẽ thấp, gióng ngắn, cứng, khách mua sẽ chê và không được giá.
Theo kinh nghiệm nhiều năm trồng mía, chị Miền cho biết: Đất trồng mía phải là đất cát thì mía mới ngọt, mềm và ít sâu. Nếu trồng trong vườn, đất quá tốt thì cây mía sẽ bị xanh, khi ăn sẽ có vị hăng. Mía sau khi trồng cần được bón phân định kỳ, hạn chế bón phân đạm vì chỉ tốt cây, đẹp lá mà mía không ngọt. Cần vun gốc cao và vun rộng ra để mía không đổ. Tháng 10 âm lịch là thời điểm nên bóc lá mía để thân mía lộ ra gặp nắng, như vậy cây mía mới ít sâu, bóng và có màu đẹp.
Trung bình mỗi phiên chợ chị mang đi bán 10 bó mía, mỗi bó 15-20 cây với giá 10.000 - 15.000 đồng/cây tùy kích cỡ và “mã” của mía. Với giá thành như hiện tại, chị ước chừng vườn mía 2 sào cho thu nhập khoảng gần 30 triệu đồng. “Bây giờ thuê xe ôtô chở đi nên mới mang được nhiều như vậy. Chứ mấy năm trước đây, tôi toàn phải đẩy bằng xe thồ. Mà cũng cần vài người hộ đẩy mà chỉ thồ được 3-4 bó đến chợ. Chiều lại lấy xe thồ ngọn mang về trồng...” - chị Miền chia sẻ.
Theo Liễu Thị Chang / Dân Việt
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó