Lâm nghiệp
Điện Biên - những tin hiệu vui từ cây cao su
Sau 8 năm triển khai, những ngày này, Công ty cổ phần cao su Điện Biên đang bắt đầu mở cạo những diện tích cao su đầu tiên.
Từng giọt “vàng trắng” tuôn chảy không chỉ mang đến niềm vui, mà còn phần nào xóa đi những nghi ngại về cây cao sư ở Điện Biên nói riêng và một số tỉnh vùng Tây Bắc nói chung.
Rừng cao su xanh tốt bắt đầu cho khai thác mủ |
Chị Cà Thị Nga, dân tộc Thái, ở bản Huổi Chan 1, xã Mường Pồn, huyện Điện Biên và anh Sìn Văn Minh, dân tộc Khơ Mú, ở bản Hin 1, xã Na Sang, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên bày tỏ niềm vui mừng khi tận mắt chứng kiến những giọt nhựa "vàng trắng" đầu tiên tuôn chảy sau gần 10 năm chờ đợi.
Trước đây, cuộc sống của họ chỉ trông chờ vào việc làm nương, ruộng, chăm chỉ lắm cũng chỉ đủ ăn. Khi các cấp, ngành đưa cây cao su về trồng, không ít người cho rằng cao su là cây trồng ở miền Nam, đưa ra miền Bắc thì làm gì có mủ; hơn nữa góp đất trồng cao su rồi lấy đâu diện tích trồng cây lúa, cây ngô… Tuy nhiên, sau khi được tuyên truyền, giải thích, bà con đã tích cực tham gia trồng, chăm sóc và hồi hộp chờ đợi. Để rồi, hôm nay, niềm vui như đã đến khi những chén mủ đầy ăm ắp nhựa trắng.
Tại nông trường Cao su Điện Biên thuộc xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên, không khí vui tươi, phấn khởi hiện rõ không chỉ trên nét mặt, mà qua cả tiếng nói, cười rộn rã của gần 100 học viên ở đây. Họ đang được tập huấn cạo mủ cao su. Nhiều người trong số này là công nhân, nhiều người khác là người dân đến từ các xã, bản lân cận. Cạo mủ cao su là nghề mới, lần đầu được tiếp cận, vì vậy, ai ai cũng háo hức, hồi hộp khi đưa dao mở những đường cạo đầu tiên.
Chị Chớ Thị Sinh, dân tộc Mông, ở bản Sa Lông 2, xã Sa Lông, huyện Mường Chà chia sẻ: Việc cạo mủ cao su không dễ, đòi hỏi kỹ thuật tỉ mỉ.
Bà con đang được hướng dẫn cạo mủ cao su |
Chương trình phát triển cây cao su tại tỉnh Điện Biên được triển khai từ năm 2008. Đến nay, diện tích cao su ở tỉnh là trên 5.100 héc ta, chủ yếu tại các huyện Điện Biên, Mường Chà, Mường Nhé và Tuần Giáo.
Ông Phan Văn Lợi, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần cao su Điện Biên cho biết: Trong năm 2016, Công ty đưa 42 ha cao su trồng tại xã Thanh Nưa và Mường Pồn, huyện Điện Biên vào khai thác mủ. Đây là những vườn cây trồng năm 2008, giống PB260 có độ đồng đều cao, đường vanh thân từ 50 cm trở lên, đảm bảo theo các tiêu chí đưa vào khai thác của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
Theo ông Lợi, trước mắt, diện tích cao su khai thác trong năm 2016 sẽ xuất bán mủ tươi, còn việc xây dựng nhà máy chế biến sẽ chính thức khởi công vào năm 2017. Theo lộ trình, trong năm tới, Công ty sẽ đưa gần 600 ha vào khai thác mủ cao su. Dự kiến, năng suất năm đầu đạt khoảng 630 kg mủ trên một héc ta. Năng suất bình quân cả chu kỳ đạt 1,6 tấn/ha/năm. Khi khai thác mủ, người dân sẽ được chia 10% sản phẩm. Còn sau 27 năm - khi cây cao su không còn cho khai thác mủ, người dân sẽ được hưởng 10% tiền gỗ khai thác.
Từ những tín hiệu vui của cây cao su, cùng với cam kết của doanh nghiệp, người dân Điện Biên có thể tin tưởng và hy vọng vào cao su sẽ giúp bà con phần nào thay đổi cuộc sống, nhờ có thu nhập ổn định./.
Theo Thu Thùy/VOV-Tây Bắc
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó