Lâm nghiệp
Giá cao su thiên nhiên tháp nhất 4 tháng, triển vọng u ám
Phân tích kỹ thuật chỉ ra rằng giá cao su sẽ giảm sâu hơn nữa trong vòng 4 tuần tới.
Giá cao su tham chiếu trên sàn giao dịch Tokyo (TOCOM) kết thúc ngày 22/3 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2016 sau khi giá cao su kỳ hạn trên sàn Thượng Hải chạm mức thấp nhất 4 tháng vì giới đầu tư ngày càng tỏ ra nghi ngờ về kế hoạch về tăng trưởng kinh tế của Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhất là kế hoạch giảm thuế, nên giảm đầu tư vào những tài sản nhiều rủi ro.
Cao su kỳ hạn giao tháng 8 tại TOCOM giảm 14 yen hay 5,3% xuống 249 yen (2,4 USD)/kg, thấp nhất kể từ 27/12/2016. Hợp đồng giao tháng 9 tại Thượng Hải trước kết thúc phiên đã giảm 1.125 NDT xuống 17.010 NDT (2.469,9 USD)/tấn, trước đó có lúc giá chỉ 16.960 NDT, thấp nhất kể từ 16/11. Cao su trên sàn SICOM (Singapore) giao tháng 4 giảm 8,9 US cent xuống 190,2 US cent/kg.
Đồ thị phân tích kỹ thuật Fibonacci cho thấy giá cao su giao sau 6 tháng trên sàn TOCOM có nhiều khả năng nhanh chóng phá vỡ mức hỗ trợ 247,40 yen/kg để xuống mức hỗ trợ thấp mới là 208,1 yen chỉ trong vòng 4 tuần tới.
Các thương gia và nhà chế biến cao su lúc này đều có chung nhận định rằng giá chắc chắn sẽ giảm trong năm nay do sản lượng ở những nước sản xuất hàng đầu là Thái Lan và Việt Nam dự báo sẽ hồi phục trở lại sau đợt hạn hán hồi đầu năm.
Năm 2016 cao su là một trong những mặt hàng tăng giá mạnh nhất, tăng 65% do thiếu cung nghiêm trọng. Sang tháng 1/2017 giá tiếp tục tăng thêm 1/4 nữa. Lũ lụt đã ảnh hưởng trầm trọng tới sản lượng cao su Thái Lan, nước sản xuất lớn nhất thế giới. Một số thương gia dự đoán sản lượng năm nay của nước này chắc chắn sẽ giảm khoảng 7,6%. Thái Lan chiếm gần 40% tổng cung cao su thiên nhiên toàn cầu, phần lớn mủ do nước này sản xuất dùng trong ngành lốp xe.
Nhưng sóng tăng đã kết thúc. Trong tháng 2 vừa qua giá đã giảm gần 20%.
“Lúc này là mùa đông ở một số nước sản xuất chủ chốt – mùa sản lượng thấp”, Reuters dẫn lời một thương gia trong ngành cho biết tại một sự kiện ở Singapore. “Chúng tôi dự đoán sản lượng sẽ bắt đầu hồi phục kể từ tháng 4, khi mùa đông qua đi. Giá sẽ chịu áp lực giảm nếu thời tiết trở lại bình thường”. Mùa đông ở Việt Nam đang kết thúc. Thông thường người trồng cao su Việt Nam bắt đầu thu hoạch mủ từ khoảng đầu tháng 5, nhưng năm nay sẽ sớm hơn, vào đầu tháng 4.
Giá tham chiếu cao su TSR hiện đang dưới 2.000 USD/tấn, nhưng khách hàng vẫn đang trả giá thấp hơn nữa. Loại này hồi tháng 1 giá trên 2.300 USD/tấn do sản lượng của Thái Lan giảm. Một số thương gia cho biết giá TSR có thể sẽ xuống trung bình 1.900 USD/tấn trong năm 2017, do sản lượng đang tăng trở lại. Tuy nhiên, nhu cầu mua từ Trung Quốc cũng mạnh.
Tập đoàn Nghiên cứu Cao su Quốc tế (IRSG) vừa công bố dự báo sản lương cao su toàn cầu sẽ tăng lên 12,9 triệu tấn trong năm 2017, từ mức 12,4 triệu tấn năm ngoái.
Bên lề hội thảo tại Singapore, giám đốc phụ trách nghiên cứu và thống kê của IRSG, bà Lekshmi Nair cho biết sản lượng cao su Thái tháng 1 năm nay giảm mạnh khoảng 25% do lũ lụt, “nhưng chúng tôi cho rằng sản lượng toàn cầu sẽ tăng trong năm nay nhờ sản lượng (của Thái Lan dự báo sẽ phục hồi).
Thái Lan thường sản xuất khoảng 400.000 đến 420.000 tấn cao su trong tháng 1. Bà Nair cho biết những vườn cao su ở Thái Lan được trồng vào khoảng năm 2005 đến 2008 và nay đang trong giai đoạn cho sản lượng cao nhất, trong khi đó những vườn trồng khoảng 2011-2013 cũng bắt đầu cho thu hoạch mủ. Sản lượng ở những vườn này sẽ bù đắp cho những thiệt hại hồi tháng 1.
Theo Vân Chi / Trí thức trẻ
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó