Lâm nghiệp
Giá cao su xuất khẩu tăng mạnh
Giá thu mua mủ cao su điều chỉnh tăng lần thứ tư liên tiếp, đạt 14.800 đồng/kg tươi, cùng với đó giá cao su xuất khẩu bình quân 4 tháng 2017 tăng 68,8% so với cùng kỳ 2016, đạt khoảng 2.016 USD/tấn.
Theo thông báo của Hội đồng giá thu mua cao su tiểu điền, Cty TNHH MTV cao su Lộc Ninh đưa ra hôm 21/5, giá thu mua cao su nguyên liệu tăng 500 đồng/kg tươi đối với mủ chén, dây khô và 400 đồng/kg tươi đối với mủ chén ướt so với thông báo đưa ra hôm 17/5 – đây là mức điều chỉnh tăng lần thứ tư liên tiếp kể từ đầu tháng 5/2017 đến nay - đạt lần lượt 14.800 đồng/kg tươi và 10.400 đồng/kg tươi. Nếu so với đầu tháng, giá thu mua mủ cao su đã tăng 41,1% mủ chén dây khô và tăng 18,1% mủ chén ướt.
Cùng với giá cao su thiên nhiên, giá cao su xuất khẩu tăng liên tiếp. Cao su xuất khẩu SVR CV và SVR L giao tháng 6/2017 ngày 22/5 chào bán 50.752 đồng/kg và 49.620 đồng/kg, tăng nhẹ so với ngày 19/5, tăng lần lượt 0,7% và 0,8%, nếu so với đầu tháng 5/2017 giá đã tăng 1,2% và 1,8%.
Giá cao su xuất khẩu tăng được hỗ trợ bởi giá cao su trên thị trường thế giới tăng, như giá cao su kỳ hạn TOCOM, hợp đồng benchmark ngày 23/5 tăng phiên thứ ba liên tiếp, lên mức cao nhất trong gần 1 tuần đạt 230,1 Yên/kg (tương đương 2,07 USD/kg), được hậu thuẫn bởi giá dầu tăng cao. Bên cạnh đó nguồn cung dự trữ cao su tại kho ngoại quan TOCOM tính đến 10/5 là 1.430 tấn, giảm 83% so với cùng kỳ năm trước. Tại Thái Lan, trong tương lai nguồn cung có thể bị thắt chặt.
Cùng với đó, sản lượng cao su Việt Nam xuất khẩu suy giảm. Việt Nam là một trong ba quốc gia xuất khẩu cao su lớn trên thế giới (chỉ đứng sau Thái Lan và Indonesia), theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, tính từ đầu năm đến hết tháng 4/2017 xuất khẩu cao su giảm 2,1% về lượng nhưng kim ngạch lại tăng 65,4% so với cùng kỳ năm 2016, đạt 301,5 nghìn tấn, trị giá 607,9 triệu USD. Sản lượng cao su xuất khẩu giảm, nhưng trị giá gia tăng do giá cao su xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm 2017 tăng 68,8% so với cùng kỳ 2016, đạt khoảng 2.016 USD/tấn.
Chủng loại cao su thiên nhiên xuất khẩu trong tháng 4/2017 nhiều nhất là cao su hỗn hợp (nhóm mã HS 400280 – Mixtures of natural and synthetic rubber) đạt 26.213 tấn, chiếm 50,5% về lượng (trong đó, hơn 99% xuất sang Trung Quốc), trị giá 47,5 triệu USD. Kế đến là cao su khối SVR 3L đạt 8.643 tấn (16,7%), giảm 5,7% về lượng so với tháng trước. SVR 10 đạt 5.191 tấn (10%), giảm 11,4% về lượng so với tháng trước.
Về thị trường, Trung Quốc vẫn soán ngôi vị đứng đầu nhập khẩu cao su của Việt Nam, chiếm 63,2%, đạt 190 nghìn tấn, trị giá 383,7 triệu USD, tăng 12,08% về lượng và tăng 89,94% về trị giá so với cùng kỳ. Tiếp đến là thị trường Hàn Quốc, chiếm 4,1% với 12,3 nghìn tấn, giảm 52,21%.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su 4 tháng 2017 (% theo lượng)
Nhìn chung 4 tháng đầu năm nay, lượng cao su xuất khẩu sang các thị trường đều có tốc độ tăng trưởng dương, chiếm 62,9%, ngược lại thị trường với tốc độ suy giảm chiếm 37%, đặc biệt trong thời gian này, thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam có thêm thị trường Ucraina, tuy lượng xuất chỉ đạt 80 tấn, trị giá 199,2 nghìn USD.
Đáng chú ý, với quy mô dân số lớn và nhu cầu tiêu dùng cao, Nga đang là thị trường tiềm năng và hấp dẫn đối với nhiều loại hàng hóa, trong đó có mặt hàng cao su và những sản phẩm từ cao su.
Cao su tại Nga được sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp quốc phòng. Năm 2016, kim ngạch nhập khẩu cao su của Nga đứng thứ 16 trên thế giới, chiếm 1,6% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của thế giới.
Trung Quốc, Nhật Bản, Đức là ba thị trường xuất khẩu chính nhóm hàng cao su và những sản phẩm từ cao su sang Nga, chiếm đến 36,8% thị phần tại đây.
Để tăng cường xuất khẩu cao su sang thị trường thế giới trước những thách thức, khó khăn do nền kinh tế thế giới phục hồi yếu và thị trường cao su tăng trưởng chậm, toàn ngành cao su Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để ứng phó với thời kỳ giá thấp kéo dài và kiên trì phát triển theo hướng bên vững, cụ thể như: ngành đã và đang thực hiện sản xuất ba nhóm sản phẩm chính gồm: nguyên liệu cao su thiên nhiên, sản phẩm cao su và gỗ cao su để tăng cường giá trị xuất khẩu và giảm nhập siêu. Bên cạnh đó, để tiếp tục phát triển và nâng cao giá trị của ngành cao su Việt Nam, Hiệp hội và các doanh nghiệp trong ngành cũng tiếp tục quảng bá các sản phẩm cao su đến các thị trường xuất khẩu và tại thị trường nội địa.
Hoạt động xúc tiến thương mại được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tham gia hội chợ triển lãm. Trong đó, hội chợ triển lãm thương mại được đánh giá là một công cụ đắc lực, hiệu quả cao cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tại đây, doanh nghiệp có cơ hội giới thiệu sản phẩm - công nghệ mới, tiếp xúc trực tiếp với nhà tiêu thụ, kinh doanh trong và ngoài nước để mở rộng thị trường cũng như tìm nhanh nguồn khách hàng, khẳng định vị thế - thương hiệu của mình.
Theo Thùy Dương / Trí thức trẻ
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó