Lâm nghiệp
Gỗ nhập khẩu sẽ được phân loại, quản lý rủi ro
Ngày 21-11, tại Hội thảo tham vấn về bộ tiêu chí, phương pháp và mô hình đánh giá nguy cơ đối với các loại gỗ nhập khẩu trong hệ thống do Cục Kiểm lâm tổ chức, với sự tham gia của Hải quan cửa khẩu cảng biển và Kiểm lâm 8 tỉnh, thành phía Nam, các đại biểu đã đánh giá và đưa ra giải pháp quản lý gỗ nhập khẩu theo mô hình quản lý rủi ro.
Ông Đỗ Trọng Kim, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm Việt Nam cho biết, hiện nay cả nước có 4.800 doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng gỗ. Hoạt động xuất, nhập khẩu lâm sản diễn ra hàng ngày liên tục. Bình quân mỗi năm kim ngạch nhập khẩu gỗ đạt khoảng 1,5-1,7 tỷ USD, với khoảng 4,5 triệu m3 gỗ, tương đương 20-25% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam.
Chỉ tính riêng năm 2015, Việt Nam nhập khẩu gỗ với kim ngạch 7,1 tỷ USD, dự kiến năm 2016 sẽ đạt khoảng 7,6 tỷ USD. Đối với gỗ trong nước, khai thác gỗ rừng trồng 14 triệu m3, diện tích rừng trồng ở Việt Nam hiện nay khoảng 3.886.000 ha… đáp ứng cơ bản gỗ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Ông Hoàng Liên Sơn, Trung tâm nghiên cứu kinh tế Lâm Nghiệp- Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cho biết, thống kê cùa Tổng cục Hải quan cho thấy, từ năm 2013-2015, Việt Nam đã nhập khẩu 413 loài gỗ từ 118 nước. Gỗ nhập khẩu gồm 2 loại gỗ tròn và gỗ xẻ.
Theo phân tích của ông Đỗ Trọng Kim, nhìn chung về cơ bản các cơ quan quản lý đã quản lý nguồn gỗ nhập khẩu, xuất khẩu, tuy nhiên vẫn còn tình trạng các đối tượng lợi dụng đưa nguồn gỗ bất hợp pháp vào gia công chế biến, xuất khẩu. Gỗ nhập lậu thường được vận chuyển qua các con đường tiểu ngạch tại biên giới.
Theo thống kê của Cục Kiểm lâm, năm 2014, 2015 và 9 tháng năm 2016, tại 56 tỉnh thành phố, có trên 400 loài gỗ được nhập khẩu vào các tỉnh. Các tỉnh đã phát hiện 516 vụ nhập khẩu gỗ trái phép, với khối lượng gỗ vi phạm trên 1.772 m3. Mặc dù, số vụ vi phạm về nhập khẩu gỗ giảm dần qua các năm, nhưng khối lượng gỗ vi phạm biến động không đều. Trong đó, năm 2015, khối lượng gỗ vi phạm nhiều nhất, với gần 1 triệu m3 gỗ lậu bị phát hiện và thu giữ, gần gấp đôi so với năm 2014, gấp 3 lần số lượng gỗ thu giữ trong 9 tháng năm 2016.
Theo ông Hoàng Liên Sơn, Trung tâm nghiên cứu kinh tế Lâm Nghiệp- Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, phần lớn các vụ vi phạm và lượng gỗ vi phạm thuộc các loài gỗ đã được định danh, với hồ sơ không hợp pháp. Trong đó, 10 loại gỗ có khối lượng vi phạm nhiều nhất là sồi trắng, lim xanh, căm xe, táu mật, giáng hương quả lớn, gõ đỏ...
Tại hội thảo các đại biểu đã tập trung phân tích và cho ý kiến trong việc định danh tên, loài gỗ nhập khẩu vào Việt Nam; tiêu chí phân loại gỗ; tiêu chí phân loại rủi ro; triển khai quản lý gỗ nhập khẩu sau khi hiệp định VPA/FLEGT có hiệu lực; cơ chế phối hợp quản lý gỗ nhập khẩu giữa cơ quan Kiểm lâm, Hải quan, Bộ Đội biên phòng để hạn chế tình trạng lợi dụng nhập lậu gỗ; khai thác gỗ trái phép…
Theo phân tích của các đại biểu, việc nhập khẩu gỗ cũng đi kèm nhiều thách thức, rủi ro. Trong bối cảnh hội nhập, ngành gỗ Việt Nam là một bộ phận trong chuỗi cung ứng quốc tế. Vì vậy, phải bắt buộc tuân thủ luật chơi quốc tế, trong đó yếu tố minh bạch, tính hợp pháp về nguồn gốc, xuất xứ chứng nhận pháp lý về nguồn gốc nguyên liệu gỗ là một đỏi hỏi cấp bách đối với các doanh nghiệp, nhất là việc xuất khẩu sang các thị trường lớn.
Chính vì vậy, trong thời gian tới cần phải thực hiện phân loại gỗ nhập khẩu và phải định danh cụ thể. Gỗ nhập khẩu được chia làm 2 nhóm: nhóm rủi ro và không rủi ro. Tất cả các loại gỗ nhập khẩu vào Việt Nam đều phải thực hiện bảng kê khai, đối với loài gỗ rủi ro và đến từ quốc gia rủi ro thì trong hồ sơ nhập khẩu, ngoài giấy phép, phải kèm theo hồ sơ tại nơi khai thác mới được phép nhập khẩu vào Việt Nam.
Đồng thời, việc đánh giá đúng cơ hội, xác định đúng những rủi ro, bao gồm: rủi ro về loài gỗ nhập khẩu, rủi ro về thị trường và các rủi ro pháp lý của việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu, sẽ giúp cơ quan quản lý hiệu quả đối với gỗ XNK, giúp doanh nghiệp hiểu biết rõ ràng và xây dựng hướng đi thích hợp cho sự phát triển của ngành gỗ trong hội nhập./.
Theo Lê Thu / Báo Hải Quan
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó