Lâm nghiệp
Hạ rừng thông 20 năm tuổi để trồng mắc ca
Tỉnh Kon Tum đang cho khai thác hàng trăm ha rừng thông trên 20 năm để thực hiện các dự án trồng cây mắc ca, cây sim…
Mặc dù chính quyền địa phương khẳng định phần diện tích được chuyển đổi nằm ngoài quy hoạch du lịch nhưng nhiều người lo ngại việc này sẽ phá vỡ cảnh quan, ảnh hưởng đến hệ sinh thái, khí hậu không chỉ ở Măng Đen mà cả huyện Kon Plông.
Đã mất 312 ha rừng thông
Ngày 24-8, tại xã Đắk Long, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, những cây thông đường kính từ 15-30 cm bị đốn hạ nằm la liệt bên các triền đồi, nhiều nơi chỉ còn trơ lại cành, gốc. Ở nhiều quả đồi, rừng thông bị san phẳng, cây bị cắt nhỏ tập kết thành bãi chờ vận chuyển đi nơi khác. Một quả đồi sau khi đã tận thu hết gỗ bị đốt trụi. Cũng có quả đồi mới khai thác, cành lá đang còn tươi, nhựa thông đang rỉ ra.
Nhiều diện tích rừng thông bị phá để trồng mắc ca ở huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum
Theo Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Plông, 198 ha rừng thông này thuộc tiểu khu 481, xã Đắk Long. UBND tỉnh Kon Tum đã thu hồi, chuyển mục đích sử dụng để cho Công ty TNHH Đăng Vinh (trụ sở tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) triển khai dự án trồng cây mắc ca. Hiện dự án này đã khai thác, tận thu gỗ được 91 ha.
Ngoài diện tích này, trên địa bàn huyện Kon Plông, nhiều khu vực khác cũng đang được chuyển đổi như hai bên đường dẫn vào Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, một số cánh rừng thông đã bị đốn hạ, một số nơi đã đào hết gốc thông để san ủi.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Kon Tum, huyện Kon Plông có trên 2.000 ha rừng thông. Tỉnh chủ trương khai thác 800 ha rừng thông để thực hiện dự án, còn lại để tạo cảnh quan. Hiện đã cho chuyển đổi 312/800 ha rừng thông.
312 ha rừng thông được chuyển đổi để thực hiện dự án trồng cây mắc ca do Công ty TNHH Đăng Vinh làm chủ đầu tư; dự án bảo tồn sim rừng và xây dựng nhà máy chế biến rượu vang sim của Công ty TNHH MTV Sim Thiên Sơn; dự án trồng rau, hoa, cây ăn quả, dược liệu dưới tán rừng của HTX Nông nghiệp Tuyết Sơn Kon Plông...
Ông Nguyễn Đức Tuy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, cho biết diện tích rừng thông chuyển đổi là khu vực đất cằn cỗi. "Quan điểm của tỉnh là làm sao để thu hút đầu tư và làm sao để rừng sản xuất phải đem lại hiệu quả kinh tế. Nếu không có dự án trồng mắc ca thì cũng phải khai thác diện tích thông trên vì cằn cỗi và trồng lại loại cây khác cho phù hợp" - ông Tuy nói.
Rủi ro với dự án mắc ca
Theo báo cáo 187/BC-SNN ngày 30-5-2017 của Sở NN-PTNT tỉnh Kon Tum, toàn tỉnh hiện có hơn 146 ha mắc ca. Qua kiểm tra vào năm 2016, cây mắc ca sinh trưởng, phát triển kém đến trung bình. Sở cũng đề nghị Bộ NN-PTNT xem xét chưa thực hiện phát triển nhân rộng sản xuất mắc ca trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2017-2020.
Vào tháng 4-2015, UBND tỉnh Kon Tum cũng có văn bản nhấn mạnh mắc ca là loại cây mới, Bộ NN-PTNT chưa quy hoạch phát triển. Tuy nhiên, chỉ 4 tháng sau, ngày 17-8-2015, UBND tỉnh Kon Tum ra văn bản chấp thuận cho Công ty TNHH Đăng Vinh thực hiện dự án trồng mắc ca. Đến tháng 1-2017, UBND tỉnh Kon Tum ra quyết định thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất và cho công ty này thuê đất để thực hiện dự án trên.
Bà Trần Thị Thanh Tùng, Giám đốc Công ty TNHH Đăng Vinh, thừa nhận ban đầu dự án chỉ trồng cây mắc ca. Tuy nhiên, do khuyến cáo của Bộ NN-PTNT và UBND tỉnh Kon Tum cũng nhắc nhở về việc trồng cây mắc ca không đạt hiệu quả cao nên sau đó, công ty trồng theo hướng mới là xen canh giữa cây mắc ca với các loại cây khác như sầu riêng, bơ và cam.
"Chúng tôi đã gửi tờ trình đến UBND tỉnh Kon Tum. UBND tỉnh cũng động viên chuyển đổi loại cây trồng vì sợ cây mắc ca hiệu quả không tốt" - bà Tùng nói.
Mất sản phẩm du lịch
Ông Phạm Phúc, hướng dẫn viên du lịch ở Gia Lai, thường đưa các đoàn khách từ TP HCM và Hà Nội lên thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông tham quan du lịch vì khí hậu mát mẻ và những cánh rừng thông đẹp.
"Măng Đen không có sản phẩm du lịch gì nổi bật. Khách đến Măng Đen chủ yếu là đổi gió, tận hưởng khí hậu mát mẻ. Tôi nghĩ phá rừng thông thì sẽ mất cảnh quan, khách không đến nữa. Thực tế khi tôi đưa khách đi qua những cánh rừng thông bị phá thì khách cũng tỏ vẻ rất tiếc nuối" - ông Phúc nói.
Theo Hoàng Thanh / Người lao động
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó