Lâm nghiệp
Hòa Bình trồng thử nghiệm 16 ha sacha inchi
Giống cây bản địa của Nam Mỹ được nông dân huyện Đà Bắc thuần phục, đang cho thu hoạch những trái đầu tiên.
Vợ chồng ông giáo Dũng là một trong những hộ đầu tiên trồng thử nghiệm sachi inchi và cho năng suất cao ở xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc. Lứa đầu, mỗi cây cho khoảng 150-200 quả. Mảnh đất 1.000 m2 của ông thu được khoảng 60 kg hạt khô.
Về hưu nhiều năm nay, ông Dũng bám mảnh vườn đồi, trồng sắn, chuối, nuôi lợn, bò, cá... để làm giàu trên vùng đất đồi khô thiếu nước. Năm 2017, ông và vài hộ dân khác mạnh dạn chuyển đổ sang trồng sacha inchi theo hợp đồng liên kết bao tiêu với doanh nghiệp.
Ông cho biết, trồng sacha inchi không quá vất vả, chỉ cần bón phân chuồng và tưới nước, chưa phải dùng đến thuốc bảo vệ thực vật. Cây cao thì thiết kế dàn chữ T làm lối cho cành bám vào. Lứa đầu, quả chín rải rác nên cần thu hái liên tục.
Vườn sacha inchi của ông giáo Dũng. Ảnh: Bizmedia |
Hội nghị báo cáo kết quả một năm trồng khảo nghiệm sacha inchi tổ chức ngày 22/3, cho thấy nhiều tín hiệu tốt. Cây có tiềm năng kinh tế, hàm lượng dinh dưỡng cao, đáp ứng thị hiếu người dùng. Hạt chứa 30% protein, 50% chất béo không bão hòa với hàm lượng 45% omega-3, 35% omega-6, cao hơn dầu ô-liu hay cá ngừ.
Huyện Đà Bắc hiện có khoảng 16ha sacha inchi trồng tại các xã Hào Lý, Tu lý, Toàn Sơn, Cao Sơn, Hiền Lương, Vầy Nưa, Tiền Phong… Đợt xuống giống đầu tiên vào tháng14/4/2017; đợt thứ hai vào mùa thu, ngày 3/8/2017.
Sau 3 tháng, cây ra hoa liên tục nhưng đậu quả ít, thời gian ra quả tập trung từ tháng 11, bắt đầu chín vào tháng 1-3. Sản lượng bình quân 70 quả mỗi cây, tương đương 700-900 kg hạt mỗi ha. Vườn chăm sóc tốt như gia đình ông Dũng cho sản lượng gấp ba.
Với giá thu mua hiện tại 40.000 đồng mỗi kg hạt khô, nông dân có thể mang về 80 triệu đồng mỗi ha ngay năm đầu tiên.
Đại diện công ty SachiVina - đơn vị ký hợp đồng mua hạt sacha inchi khô cho biết, sacha inchi không chỉ cho thu hoạch hạt mà cả lá, ngọn. Ngọn nấu ăn như rau xanh, lá dùng làm trà. Tuy nhiên, việc khai thác lá ảnh hưởng đến quá trình ra hoa, đậu quả, nên phải cân đối.
Hạt sachi có giá thu mua khoảng 40.000 đồng mỗi kg. Ảnh: Bizmedia |
Ông Lê Minh Hưng, một hộ trồng sacha inchi cũng cho biết, cây có chu kỳ đến 15 năm, có thể trồng chuyển đổi ở những vùng chân đất thấp mà bà con hiện trồng ngô, luồng, rong riềng. Giá trị kinh tế gấp nhiều lần, song bà con vẫn lo ngại vấn đề đầu ra.
“Nông dân chưa hiểu hết tiềm năng của sacha inchi, sợ trồng không có đầu ra. Kỹ thuật trồng chưa thực hiện đúng, trồng xen khiến cây phát triển chậm, kém hiệu quả. Việc tưới nước còn khó khăn, chưa chủ động cho sản xuất”, ông Hưng nói thêm.
Tại hội nghị, ông Hà Quang Dũng - Giám đốc Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Giống, Sản phẩm cây trồng quốc gia cũng đánh giá Hòa Bình có tiềm năng trồng sacha inchi, song cần thâm canh, không nên quảng canh.
Ông Dũng cũng cho biết, nếu đầu tư thâm canh, áp dụng kỹ thuật công nghệ cao có thể đạt 14-15 tấn như mô hình tại Thái Lan. Viện sẽ tìm ra giống sacha inchi phù hợp với điều kiện tự nhiên Việt Nam nhất.
Ông Hà Quang Dũng cho biết sẽ tìm ra giống sacha inchi phù hợp với điều kiện tự nhiên Việt Nam. |
Ông Nguyễn Trí Ngọc - Tổng thư ký Tổng hội Nông nghiệp Việt Nam cũng nhận định sacha inchi là loại cây trồng dễ tính, mang lại hiệu quả kinh tế trước mắt khá rõ rệt. Vì thế có thể mang lại lợi ích lâu dài cho nông dân vùng khó khăn, trong đó có Đà Bắc.
Để phát triển cây trồng bền vững và rộng khắp, hội sẽ nhanh chóng khảo nhiệm có kết quả báo cáo, sớm đưa vào danh mục những cây giống quốc gia được phép kinh doanh. Đồng thời, hoàn chỉnh quy trình thâm canh để nâng cao năng suất, yêu cầu doanh nghiệp có cam kết rõ ràng trong bao tiêu.
Theo Hương Giang / Vnexpress
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó