Lâm nghiệp
Lãnh đạo Quảng Nam nói gì việc phát hiện phá rừng thì rừng đã mất?
Rừng ở Quảng Nam đang dần bị thu hẹp. Hậu quả là người dân phải gánh chịu nhiều thiệt hại do thiên tai, lũ lụt.
Liên tiếp các vụ phá rừng ở các tỉnh miền Trung thời gian gần đây gióng lên hồi chuông báo động về suy thoái tài nguyên, giảm đa dạng sinh thái, suy thoái môi trường. Hậu quả là người dân phải gánh chịu nhiều thiệt hại do thiên tai, lũ lụt.
Trong khi vụ phá gần 70 héc ta rừng ở tỉnh Bình Định chưa lắng xuống thì tại xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, cả trăm héc ta rừng đầu nguồn sông Tranh bị chặt phá không thương tiếc. Rừng ở Quảng Nam dần bị thu hẹp. Câu hỏi đặt ra: ai là người chịu trách nhiệm chính trong các vụ phá rừng vẫn chưa được trả lời thỏa đáng?
Phóng viên VOV có cuộc trao đổi với ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam về vấn đề này.
Ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo xử lý nghiêm vụ phá rừng ở xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước. |
PV: Thưa ông, liên tiếp các vụ phá rừng ở tỉnh Quảng Nam những năm gần đây được phát hiện khi rừng đã bị mất. Chúng ta có cả bộ máy chính quyền từ tỉnh đến thôn, các ban, ngành và đặc biệt là lực lượng được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng. Vậy sao không ngăn chặn từ đầu?
Ông Lê Trí Thanh: Tất nhiên khi phát hiện ra là rừng đã mất. Vấn đề ở đây là khi rừng mất thì chúng ta phải tìm ra các nguyên nhân, các biện pháp, lý do làm sao mà dẫn đến việc phá rừng như thế. Trong từng vụ việc như thế đều có phân tích, mổ xẻ, quy trách nhiệm và đều có hướng xử lý đối với từng vụ việc.
Về độ che phủ rừng thì Quảng Nam cũng cao nhất trong khu vực Duyên hải miền Trung. Về diện tích rừng tự nhiên Quảng Nam cũng cao nhất khu vực rừng miền Trung. Về địa hình phức tạp, hiểm trở, biên giới thì Quảng Nam cũng đặc biệt nhất ở khu vực miền Trung. Do đó, thỉnh thoảng xảy ra phá rừng.
PV: Khi các vụ phá rừng xảy ra thì dư luận luôn đặt câu hỏi có hay không lực lượng đứng đằng sau bảo kê, tiếp tay cho các đối tượng phá rừng. Ông lý giải như thế nào về ý kiến này?
Ông Lê Trí Thanh: Khi vụ việc phá rừng xảy ra thì người dân hoàn toàn có quyền nghi ngờ. Với trách nhiệm quản lý nhà nước thì chúng tôi cũng đã giao cho cơ quan công an tiến hành điều tra, xem xét những vụ việc như thế có sự thông đồng, tiếp tay, sự bảo kê nào hay không? Tôi cũng đã nhiều lần khẳng định rồi, đối với Quảng Nam, nếu phát hiện ra những vụ việc bảo kê như thế thì dứt khoát phải xử lý. Tôi nói điển hình như vụ phá rừng pơmu, tỉnh Quảng Nam làm rất là nhanh để điều tra, khởi tố vụ án. Đến nay, nhiều đối tượng trong ngành cũng đã bị xử lý bằng nhiều hình thức cả về mặt Đảng, cả bên chính quyền.
Rừng ở xã Tiên Lãnh bị tàn phá để trồng keo. |
PV: Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rõ, địa phương nào để mất rừng thì người đứng đầu chính quyền phải chịu trách nhiệm. Sau các vụ phá rừng thời gian qua ở tỉnh Quảng Nam, đặc biệt là vụ phá hơn 140 héc ta rừng ở xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước vừa rồi thì trách nhiệm của lãnh đạo địa phương đến đâu, thưa ông?
Ông Lê Trí Thanh: Khi mà có các vụ việc xảy ra như tôi đã nói thì phải có trách nhiệm liên đới. Còn trách nhiệm của từng cơ quan, từng đơn vị và từng thủ trưởng của cơ quan, đơn vị đó như thế nào thì phải được làm rõ, được phân tích rõ. Anh thiếu tinh thần trách nhiệm hay anh buông lỏng quản lý, không sâu sát cơ sở, không có biện pháp xử lý kịp thời…
Tất cả những nội dung này sẽ được đánh giá rất cụ thể để quy trách nhiệm của từng tổ chức, từng cá nhân. Tất nhiên chúng ta không đùn đẩy, né tránh trách nhiệm nhưng phải làm rõ đúng người, đúng việc, đúng tội thì cái đó mới thật sự giải quyết được vấn đề quản lý, bảo vệ rừng.
PV: Xin cảm ơn ông!/.
Theo Hoài Nam/VOV-Miền Trung
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó