Lâm nghiệp
Mía ngọt và sắn... đắng
Hiện tại, bà con nông dân huyện miền núi Con Cuông (Nghệ An) đang thu hoạch mía, sắn... Trong khi người trồng mía phấn khởi vì giá mía nguyên liệu cao thì những hộ trồng sắn lại “đắng lòng”...
Hiện tại, bà con nông dân huyện miền núi Con Cuông (Nghệ An) đang thu hoạch mía, sắn... Trong khi người trồng mía phấn khởi vì giá mía nguyên liệu cao thì những hộ trồng sắn lại “đắng lòng” vì giá sắn quá thấp, không bù đắp đủ chi phí.
Mía ngọt
Những ngày này do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, có mưa nhỏ, nhưng trên các cánh đồng thu hoạch mía vẫn tấp nập kẻ chặt người khuân, tiếng nói cười vang lên rộn rã.
Người dân tích cực thu hoạch mía (Ảnh minh họa)
Vụ ép mía 2016-2017, toàn huyện Con Cuông có 300 ha mía được thu hoạch, năng suất bình quân 60 tấn/ha, giá thu mua 900.000 đồng/tấn nên người nông dân hết sức phấn khởi. Ngoài việc bao tiêu hết sản phẩm, vụ ép năm nay mía được giá nên bà con phấn khởi, mở rộng thêm diện tích.
Theo Phòng NN- PTNT huyện, năm 2010 diện tích mía toàn huyện chỉ chưa đầy 200 ha, do cây mía được giá nên mấy năm nay bà con đã tăng cường trồng mía. Nếu trước đây, cây mía chỉ được bà con trồng ở vùng đồi khô cằn, thì nay bà con đem cây mía xuống trồng ở vùng bãi bồi ven sông, suối nên năng suất cao hơn lại được giá càng khiến bà con phấn khởi.
Rời Bồng Khê, chúng tôi ngược lên xã biên giới Châu Khê thấy bà con đang thu hoạch nốt những ruộng mía còn lại. Ông Trần Văn Hùng ở thôn 2/9, xã Châu Khê vui mừng cho biết: “Do năm nay ảnh hưởng nắng hạn nhiều, mía chỉ đạt năng suất 35 tấn/ha. Nhưng do giá mía cao nên với 0,7 ha mía hiện có, gia đình tôi thu trên 20 triệu đồng, cao hơn hẳn so với trồng ngô và các loại hoa màu khác. Nếu như Nhà máy đường Sông Lam giữ giá và bao tiêu hết sản phẩm như năm nay, chắc chắn rằng bà con sẽ tích cực đưa hết diện tích đất vào trồng mía”.
Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Liên ở thôn Thanh Nam, xã Bồng Khê cho biết: “Gia đình tôi có 2.500 m2 đất bãi bồi, nhiều năm trước trồng một năm ba vụ ngô – đậu – lạc nhưng khi thu hoạch trừ mọi chi phí đầu tư, lợi nhuận không đáng kể, thậm chí có năm lỗ. 3 năm nay, chuyển sang trồng mía, chi phí đầu tư thấp, giá cả thu mua ổn định nên trên diện tích này, gia đình thu gần 10 triệu”.
Sắn đắng
Chia tay với bà con trồng mía, tiếng cười nói vui vẻ vẫn con vang rộn phía sau. Vượt thêm hơn 10km đường rừng, chúng tôi đến xã Mậu Dức, một xã thuộc vùng sâu, vùng xa của huyện Con Cuông. Nhưng khác với tâm trạng của người trồng mía, những người trồng sắn lại tỏ ra chán nản vì giá sắn quá thấp.
Cũng theo Phòng NN- PTNT huyện, vụ ĐX 2015-2016, thực hiện đề án trồng sắn, toàn huyện trồng 1.716 ha, vượt gần 500 ha kế hoạch. Hiện nay sắn đang đến vụ thu hoạch nhưng giá rớt quá thấp, chỉ từ 600-800 đồng/kg sắn tươi, thấp hơn một nửa so với cùng kỳ, việc mua bán, giá cả hoàn toàn phụ thuộc vào thương lái, không thấy nhà máy đến mua với dân như nhà máy đường, nên bà con rất buồn.
Một hộ trồng sắn bản Nà Đười, xã Mậu Đức cho biết: “Vụ sắn này chưa thu hoạch xong nhưng gia đình tôi chấp nhận để đó, một phần vì giá sắn thấp không muốn thu hoạch, phần do trời có mưa, không có thương lái thu mua. Nếu tình trạng này tiếp diễn, bà con đành bỏ sắn trồng cây khác thôi”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Khắc Sỹ, Trưởng phòng NN- PTNT huyện cho biết: “Hiện nay, Con Cuông đang tìm mọi giải pháp để hỗ trợ người trồng sắn. Mặt khác chúng tôi tham mưu cho UBND huyện định hướng bà con lựa chọn cây con giống và diện tích trồng trọt đúng theo đề án sản xuất. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bà con lựa chọn cây trồng phù hợp, ổn định không chạy theo giá cả nhất thời”.
Ngoài cây sắn nguyên liệu, năm 2016 nhiều loại cây trồng khác như chanh, rau màu các loại trên địa bàn huyện Con Cuông cũng lao đao vì giá quá thấp chưa đủ bù vốn, đừng nói đến lợi nhuận. Hiện nay cây cam ở Con Cuông cũng đang được bà con ồ ạt mở rộng, nếu không nhanh chóng tìm đầu ra thì không khéo cam cũng “đắng” như sắn, chanh, rau màu... năm nay?
Để kết thúc bài viết này, người viết xin mượn câu thơ của một nhà thơ nổi tiếng sinh ra trên dải đất miền Trung rằng: “Làm ăn hai chữ quen mà lạ”. Cái quen “được mùa mất giá” đã xảy ra quá nhiều và hiện vẫn đang là bài toán đau đầu mà cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như bà con nông dân oay hoay chưa tìm ra lời giải.
Theo Phùng Văn Mùi /Nông nghiệp Việt Nam
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó