Lâm nghiệp
Phá rừng Sơn Trà làm khu nghỉ dưỡng
Được mệnh danh là “lá phổi xanh” của TP Đà Nẵng nhưng rừng Sơn Trà đang bị đào xới, băm nát để xây khu nghỉ dưỡng
Nhiều ngày qua, dư luận TP Đà Nẵng xôn xao trước thông tin một công trình tổ hợp khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp đang được xây dựng ở khu vực núi Sơn Trà (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng). Công trình nói trên do Công ty CP Biển Tiên Sa (số 7-9 Yết Kiêu, quận Sơn Trà) làm chủ đầu tư.
Bảo vệ nghiêm ngặt
Hiện công trình đang được bảo vệ nghiêm ngặt ở tất cả cổng ra vào, bảo vệ túc trực 24/24 giờ, có rào chắn và biển cấm xâm phạm. Ở phần tiếp giáp với biển, đơn vị thi công cũng cử người bảo vệ không cho người lạ xâm nhập.
Bán đảo Sơn Trà đang bị cày xới, băm nát để xây khu nghỉ dưỡng khiến người dân bức xúc
Nhìn từ xa, rừng Sơn Trà loang lổ từng vạt. Cây rừng bị đốn hạ và máy móc san ủi để tạo mặt bằng. Nhiều công nhân đang làm việc ở bên trong. Trước 2 cổng đi vào công trình cũng không có bảng thông báo chi tiết công trình và thiết kế.
“Các anh muốn liên hệ làm việc thì phải trình giấy giới thiệu và gửi công văn rồi chúng tôi báo cáo cấp trên cung cấp thông tin. Chúng tôi là bảo vệ, được lệnh không cho người lạ vào trong công trình” - một bảo vệ công trình cho biết.
Theo nhiều người dân, công trình này bắt đầu thi công khoảng 3 tháng qua. Đây cũng là thời điểm UBND quận Sơn Trà và TP Đà Nẵng bắt đầu triển khai, buộc tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép lấn chiếm khu vực bán đảo Sơn Trà. UBND quận Sơn Trà đã ra quyết định buộc 68 công trình vi phạm phải tự tháo dỡ, nếu không sẽ bị cưỡng chế.
“Tôi thấy chính quyền đang muốn bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh thái cho Sơn Trà, ngôi nhà của loài voọc chà vá chân nâu quý hiếm. Người dân chúng tôi ủng hộ việc này và sẽ tự nguyện tháo dỡ. Tuy nhiên, chúng tôi vô cùng thắc mắc tại sao một công trình lớn, gây ảnh hưởng như vậy lại được thi công hoành tráng với hàng chục công nhân cùng máy móc thiết bị hiện đại” - ông Lê Thiết, một người dân quận Sơn Trà, thắc mắc.
Địa phương không vào được
Ông Huỳnh Văn Hùng, Chánh văn phòng UBND quận Sơn Trà, xác nhận đây là khu tổ hợp khách sạn, nghỉ dưỡng do Công ty CP Biển Tiên Sa làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, ông thừa nhận không nắm rõ quy mô công trình, bản vẽ thiết kế, diện tích… và thừa nhận chưa từng vào kiểm tra xem họ có làm đúng giấy phép hay không.
“Chúng tôi đã đến liên hệ để vào kiểm tra nhưng bảo vệ không đồng ý. Họ yêu cầu gửi công văn thông báo trước để lãnh đạo công ty bố trí thời gian làm việc. Họ đang đào xới đất ở rừng Sơn Trà thuộc bán đảo Sơn Trà. Đây là sự thật. Chúng tôi đã làm công văn đề nghị Sở Xây dựng phối hợp kiểm tra. Công trình xây dựng trên đất thuộc địa bàn quận nên chúng tôi cần kiểm tra để biết họ đang làm gì, làm thế nào, có đúng ranh giới được phép, có được cho phép hay không” - ông Hùng nói.
Trước đó, Chính phủ cũng vừa phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tại bán đảo Sơn Trà thành khu du lịch quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Theo đó, bán đảo Sơn Trà sẽ trở thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp, đặc sắc của vùng duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước, là điểm đến quan trọng trên tuyến du lịch đường bộ và đường biển quốc gia với chỉ tiêu đến năm 2025 đón 3,5 triệu lượt khách, năm 2030 đón trên 4,6 triệu lượt khách du lịch.
Chính quyền TP Đà Nẵng thời gian qua cũng xử lý nghiêm nhiều trường hợp vi phạm, xâm hại rừng Sơn Trà. Mới nhất, 65 công trình xâm lấn bán đảo Sơn Trà đã bị UBND quận Sơn Trà ra quyết định cưỡng chế tháo dỡ.
Chiều 17-3, đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng TP Đà Nẵng cho biết đang tổ chức họp nên chưa thể trả lời các câu hỏi về dự án này. Sở Xây dựng sẽ phối hợp các cơ quan chức năng kiểm tra công trình vào sáng 18-3.
Theo BÍCH VÂN / Người lao động
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó