Lâm nghiệp
Tại sao tiêu Tiên Phước lại có giá cao hơn tiêu bình thường 7 lần?
Cây tiêu sẻ Tiên Phước, Quảng Nam là giống bản địa lâu đời có lá nhỏ, hạt nhỏ vừa, phơi khô có màu đen với nhiều nếp nhăn, đặc biệt có vị cay nồng, mùi thơm đặc trưng. Cây tiêu bộp lại cho hạt lớn hơn, dù vẫn thơm nhưng kém hơn tiêu sẻ. Bởi vậy, hồ tiêu Tiên Phước được nhiều du khách thăm Quảng Nam tìm mua về làm quà.
Tiêu Tiên Phước là đặc sản được nhiều du khách mua về làm quà. Ảnh: Bizmedia.
Cây tiêu sẻ Tiên Phước là giống bản địa lâu đời có lá nhỏ, hạt nhỏ vừa, phơi khô có màu đen với nhiều nếp nhăn, đặc biệt có vị cay nồng, mùi thơm đặc trưng. Cây tiêu bộp lại cho hạt lớn hơn, dù vẫn thơm nhưng kém hơn tiêu sẻ. Bởi vậy, hồ tiêu Tiên Phước được nhiều du khách thăm Quảng Nam tìm mua về làm quà.
Từ 2015 đến nay, huyện Tiên Phước duy trì khoảng 60ha trồng tiêu, tập trung nhiều ở các xã Tiên Mỹ, Tiên Phong, Tiên Lộc, Tiên Thọ. Theo người bản xứ, cây tiêu có mặt ở Quảng Nam từ thế kỷ 17.
Ngày nay, người Tiên Phước vẫn trồng tiêu bằng cách cho cây tiêu bám vào các cây lồng mức, cây ươi trong vườn (gọi là choái), có choái cao đến 10m. Những mùa khô hạn, bóng cây lớn giúp tiêu hạn chế mất nước. Từ giống tiêu bản địa, hồ tiêu Tiên Phước được nhân giống bằng cách cắt ngắn cành (gọi là lươn) để trồng trực tiếp hoặc ươm trong bầu.
Để cây tiêu ít bệnh, khỏe mạnh, người trồng tiêu phải tỉ mỉ từ khâu nhân giống. Cụ thể, nếu ươm bằng bầu, khu vực ươm phải chọn nơi cao ráo, thoát nước tốt và quang đãng, kín gió. Ngoài ra, nền khu vực ươm phải được loại bỏ tạp chất bẩn, dùng vôi khử trùng để tránh nấm bệnh trong đất ảnh hưởng tới cây giống.
Dây lươn để trồng hay để cấy bầu đều phải lựa chọn từ những gốc tiêu khỏe mạnh, sạch bệnh, sai trái, chất lượng ổn định. Người trồng lựa những dây lươn bánh tẻ, cách mặt đất trên 1m, mập, cứng cáp. Dây lươn cắt xuống được chia thành các hom khoảng 2-3 mắt và cắm luôn vào các bầu đất. Ở thời điểm này, người trồng tiêu chỉ tưới đủ nước để cây phát triển, nếu quá đẫm cây dễ nhiễm bệnh, nếu quá khô cây sẽ héo, không phát triển được.
Cây tiêu giống ươm trong bầu. Ảnh: Bizmedia.
Sau khi cắm 3-4 tuần, cây tiêu bắt đầu phát triển, ở giai đoạn cây non, nông dân tiến hành phòng bệnh luôn cho cây tiêu bằng cách phun các loại thuốc bảo vệ thực vật trừ nấm, bệnh. Khoảng 3 tháng, cây cao khoảng 25cm, không có sâu bệnh hại trên rễ, lá sẽ được trồng tại vườn.
Nhà anh Hồ Văn Trung tại xã Tiên Mỹ đã có những choái tiêu đến trên 30 năm tuổi. Anh cho biết, để tiêu sạch, gia đình anh tưới cho tiêu bằng chính nguồn nước ăn của gia đình. Để gốc tiêu thông thoáng, vườn tiêu gọn gàng, giúp giảm sâu bệnh, anh phải làm cỏ thường xuyên. Ngoài ra, tiêu là loại cây dễ bệnh, nông dân phòng bằng cách ủ phân chuồng với nấm đối kháng trichoderma, sau đó đắp vào gốc để phòng. Những nhánh cây bị bệnh phải cắt và tiêu hủy.
Sau 3-4 năm, cây tiêu bắt đầu cho thu hoạch. Ảnh: Bizmedia.
Tiêu trồng 3 năm sẽ có thu bói, năm thứ 4, thứ 5 mới cho thu hoạch chính. Với diện tích 60ha, mỗi năm tổng sản lượng tiêu của Tiên Phước là khoảng 100 tấn.
Vụ thu hoạch tiêu thường rơi vào tháng 4 đến tháng 6 hàng năm, mỗi choái tiêu cho thu hoạch từ 3 đến 10 kg tiêu khô tùy theo chất lượng cây. Tiêu già được hái về, đem luộc rồi tách hết vỏ sau đó phơi cho già nắng, khô hẳn để tránh nấm mốc rồi mới đóng gói và bán ra thị trường.
Theo Hương Giang (VNE)
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó