Lâm nghiệp
Thanh Hóa: 'Xới tung' rừng để tìm đá quý
Mặc dù không còn rầm rộ như trước đây, nhưng tình trạng bất ổn an ninh rừng vẫn diễn ra tại khu vực thuộc địa giới hành chính của xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa). Không chỉ gỗ bị lâm tặc khai thác mà nhiều người vẫn vào rừng đào xới để mong kiếm tìm cơ hội đổi đời.
Những khu rừng không yên ả
Phóng viên đã có dịp mục sở thị khu vực rừng nằm trên địa bàn xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân. Ngay từ bìa rừng dẫn vào con suối, không khó để có thể bắt gặp những thân gỗ tròn, gỗ xẻ với nhiều kích thước nằm lộ thiên trên bề mặt cũng như bị che phủ bởi cỏ cây, nhìn thoáng qua rất khó nhận biết.
Những lối mòn, rãnh sâu để phục vụ cho việc vận chuyển gỗ đến điểm tập kết được mở ra từ lâu. Rải rác trong rừng, xuất hiện một số điểm khai thác gỗ của các đối tượng lâm tặc. Đây là thủ đoạn khai thác tinh vi của các đối tượng nhằm che mắt lực lượng chức năng.
Ghi nhận thực tế, tình trạng khai thác gỗ cũ có, mới có, thậm chí có những cây gỗ bị khai thác từ lâu đã xuất hiện dấu hiệu mục nát. Có những thân gỗ kích thước một vòng tay người ôm không xuể, dài cả chục mét đã bị đốn hạ nằm chỏng chơ giữa rừng.
Không chỉ xảy ra hiện tượng khai thác gỗ trái phép mà tại khu vực rừng thuộc xã Xuân Lẹ còn diễn ra tình trạng khai thác đá xanh. Việc người dân vào rừng mong tìm cơ hội đổi đời đã khiến cho tình hình an ninh rừng có những thời điểm rất phức tạp.
Để ngăn chặn tình trạng rừng bị “đục khoét”, UBND huyện Thường Xuân cũng như chính quyền địa phương đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các ngành chức năng tổ chức nhiều đợt kiểm tra, truy quét. Tuy nhiên, tình hình chỉ tạm lắng xuống một thời gian rồi đâu lại vào đấy.
Tại thời điểm mục sở thị, chúng tôi bắt gặp một nhóm người cả nam và nữ đang tiến hành đào bới ở khu vực đồi, thuộc thôn Liên Sơn. Trước mắt chúng tôi là một khung cảnh "tan hoang", với nhiều vết cày xới đất, bên cạnh những cây rừng bị bật gốc nằm ngổn ngang...
Tiếp chuyện chúng tôi, một phu đá trong nhóm tâm sự: Đây là nghề may rủi, có những thời điểm đào bới cả tháng trời chẳng được gì, nhưng nếu may mắn, chỉ cần đào được đá xanh quý hiếm thì có cơ hội đổi đời.
Thường thì mỗi nhóm phu đá có từ 4 - 6 thành viên, đa phần là anh em, họ hàng. Họ cùng vào rừng, dựng lều lán để khai thác đá. Thông thường, những người đi khai thác đá xanh đào từ trên mặt đất xuống theo hình xoắn ốc, với độ sâu từ 3-7m. Để đào những hốc khai thác đá thì các đối tượng phải chặt hạ cây rừng mọc trên mặt đất, tại những khu vực được cho là có đá xanh.
Chính quyền, ngành chức năng không hay biết?
Có những thời điểm, người dân từ khắp nơi kéo về khu vực rừng thuộc xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân để mong kiếm tìm cơ hội đổi đời. Cũng bởi thế, dưới những tán cây rừng nơi đây đã bị đào xới nham nhở. Tuy nhiên, không phải ai đến đây cũng đều gặp được may mắn. Thậm chí, đã có nhiều người phải bỏ mạng giữa rừng cũng chỉ vì vào rừng đi đào đá xanh.
Nhiều người vẫn chưa thể quên vụ sập hầm khi khai thác đá vào đầu năm 2015 khiến 3 phu đá ở xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân phải bỏ mạng. Thống kê của chính quyền địa phương cho thấy, từ trước đến nay đã có 7 người chết khi đi khai thác đá xanh tại khu vực rừng của xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân.
Ông Hoàng Trọng Lưu, Chủ tịch UBND xã Xuân Lẹ cho biết, đầu năm 2017, địa phương đã thành lập một tổ chốt tiến hành kiểm tra, rà soát hàng ngày.
Hiện nay, trên địa bàn không có điểm nóng về rừng, tình trạng khai thác gỗ trái phép trước đây có xảy ra, đặc biệt là năm 2015. Sau khi giao đất, khoán rừng cho dân bảo vệ, đến nay tình hình đã được khắc phục triệt để. Tình trạng khai thác đá quý cơ bản đã chấm dứt từ năm 2014.
Tuy nhiên, khi phóng viên thông tin hiện nay vẫn còn tình trạng khai thác gỗ và đào đá quý, ông Lưu mới thừa nhận: “Tất nhiên vẫn còn xảy ra, nhưng tình hình đã có nhiều chuyển biển”.
Cũng theo ghi nhận của Dân trí, tại thời điểm phóng viên làm việc với ông Lưu, trong khuôn viên trụ sở UBND xã Xuân Lẹ có hàng chục tấm gỗ xẻ vuông vắn được chồng lên nhau. Ông Lưu thừa nhận đây là số gỗ vô chủ do các đối tượng lâm tặc bỏ lại.
Ông Phạm Thăng Long, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Thường Xuân cho biết, UBND huyện đang phối hợp và chỉ đạo các ngành chức năng kiểm tra việc khai thác đá xanh tại xã Xuân Lẹ. Cũng theo ông Long, Hạt kiểm lâm đã cử một Hạt phó chuyên trách "nằm vùng" tại địa phương.
Theo Duy Tuyên - Phạm Bá / Dân Trí
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó