Lâm nghiệp
Tỷ phú dược liệu
Đang dạy học, một thầy giáo công nghệ thông tin quyết định “bỏ ngang” về trồng cây dược liệu. Bất chấp sự phản ứng của người thân, anh đã chứng minh sự lựa chọn của mình là đúng đắn khi thu về khoản tiền tỷ mỗi năm.
Nảy sinh ý tưởng từ trận ốm
Sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành công nghệ thông tin, Vũ Công Định (ấp Phú Hòa B, xã Phú Thuận A, Hồng Ngự, Đồng Tháp) về làm thầy giáo ở một trường cấp ba gần nhà. Được một thời gian, năm 2008, anh quyết định chia tay với nghề, làm nông dân trồng cây dược liệu.“Khi tôi nghỉ dạy thì cả nhà đều phản đối, nhưng tôi vẫn quyết tâm làm”- anh Định chia sẻ.
Anh Định kể, thời sinh viên, sống ở nhà trọ có lần bị sốt vào ban đêm. Lúc đó, bạn học cùng phòng, quê Phú Yên, dùng một loại củ khô sắc cho uống, chỉ vài ba giờ sau người khỏe lại. Bạn cho biết, đó là củ sâm bố chính, một loại thảo dược mọc hoang trên rừng. Từ đó, anh Định suy nghĩ tìm cách mang loài cây rừng này về trồng.
Bỏ dạy học, anh lặn lội ra tận Phú Yên, lên rừng tìm giống về trồng. “Sâm bố chính là cây dược liệu có công dụng chữa bệnh, mọc tự nhiên. Nếu khai thác đến một lúc nào đó sẽ cạn kiệt, rất phí. Vì thế, tôi quyết định đem giống về nhân để tiện cho việc chữa bệnh tại nhà và bảo tồn loài dược liệu quý này”- anh Định chia sẻ.
Nhà không có đất, anh Định thuê 0,3 ha đất để trồng sâm bố chính. “Máu đam mê dược liệu đã ấp ủ từ lâu nên tôi quyết phát triển lĩnh vực này ngày càng lớn mạnh”. Anh Định nói vậy nhưng không khỏi lo lắng về đầu ra sản phẩm, bởi trước giờ ở miền Tây Nam bộ nhiều người chưa biết đến loại dược liệu này. “Nếu bán không được thì để dành làm thuốc, chữa bệnh cho người thân, hàng xóm cũng được”, anh tự an ủi.
Ngoài sâm bố chính, anh Định nghiên cứu thêm về các loài dược liệu và đi nhiều nơi “tầm sư học đạo” về công dụng của các loài cây rừng. Bênh cạnh đó, anh vận dụng kiến thức công nghệ thông tin của mình để bán hàng online. Sau gần 1 năm trồng thử nghiệm trên đất cù lao, anh thu hoạch được 4,5 tấn dược liệu các loại và bán với giá gần 300 ngàn đồng/kg. “May mắn là khi trồng được khoảng một năm thì có khách hàng ở Hà Nội gọi điện vào nói sẽ bao tiêu hết. Thấy hiệu quả và đầu ra dần dần ổn định, tôi tiếp tục đầu tư thêm 1,5 ha trồng sâm bố chính và đinh lăng”, anh Định nói.
Thu tiền tỷ
Anh Vũ Công Định cho biết, cây dược liệu nói chung và cây đinh lăng nói riêng dễ trồng, chăm sóc, kinh phí đầu tư ban đầu ít vì bản thân lá, rễ của nó có vị đắng nên rất ít bị sâu, bệnh. Loại cây này có ưu điểm là bán được cả lá, thân, rễ (củ). Đặc biệt,thời gian trồng càng lâu, củ càng to, giá trị sẽ càng lớn. Hiện nay, trung bình mỗi năm anh bán thị trường nội địa trên 30 tấn dược liệu các loại và xuất sang Hàn Quốc 10 tấn đinh lăng, gừng đen…với doanh thu gần 30 tỷ đồng.
Đến nay anh đã mua được 2 ha đất, trồng gần 50 loại dược liệu. Ngoài bán sản phẩm dược liệu, anh còn cung cấp giống và bao tiêu sản phẩm cho hàng chục héc ta ở trong và ngoài vùng ĐBSCL. Song song đó, anh Định còn tận tình chia sẻ, hỗ trợ kỹ thuật cho người dân.
Được sự hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp giống của anh Định, ông Thái Hiệp Thành, người cùng ấp Phú Hòa B, cũng chuyển hướng sang trồng sâm bố chính và đinh lăng. Ông Thành cho biết, trước đây ông bị viêm loét dạ dày nhiều năm, khi uống sâm bố chính thấy hiệu quả nên ông quyết định đầu tư phát triển loại liệu dược này.
Ông Đỗ Văn Buôn, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Hồng Ngự cho biết, các loại cây dược liệu mang hiệu quả kinh tế khá cao, điều kiện tự nhiên ở địa phương rất thuận lợi để phát triển nên có nhiều khả năng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.Trong thời gian tới, địa phương sẽ quy hoạch các vườn tạp ở các xã cù lao để trồng cây dược liệu.
Theo Hòa Hội / Tiền phong
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó