Nông nghiệp
Cây Hương Thảo Rosemary
Dù đang lo lắng, căng thẳng, chỉ cần được hít mùi hương ưa thích, chúng ta sẽ cảm thấy khoan khoái vô cùng. Sự tươi tỉnh sẽ thế chỗ cho vẻ cau có. Hãy chủ động sử dụng những mùi hương này như những liều thuốc cho sức khỏe và tinh thần.
Hương thảo, một loài cây bụi có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải, có giá trị cao trong y học cổ truyền. Người ta dùng chúng để làm gia vị, xua muỗi, trị liệu bằng xoa bóp, sản xuất mỹ phẩm và dược phẩm. Ngày nay các hợp chất trong cây hương thảo được đưa vào kem dưỡng da, xà phòng thơm. Hương thảo ưa sống trong những khu vực có khí hậu nhiệt đới.
Công dụng của cây hương thảo: Theo ngôn ngữ dân gian: Giảm stress, tăng trí nhớ, đuổi muỗi, gia vị cực ngon Khi trồng, cây tỏa ra mùi hương thơm ngát, mùi dễ chịu, mùi tinh dầu cực thơm và dễ chịu. Mùi có thể khuyếch tán trong phòng rộng 15m2 vẫn có mùi thơm. Đặc biệt, đối với nhân viên văn phòng thường xuyên làm việc căng thẳng, mùi hương cây hương thảo có thể giúp tinh thần thoải mái, giải tỏa stress nhanh nhất, giúp chống buồn ngủ nưa đó Hoặc đối với các bà bầu hoặc mẹ mới sinh tinh thần thường hay căng thẳng , cáu gắt, tinh dầu của hương thảo đảm bảo sẽ làm các mẹ thấy vui hơn, đầu óc thoải mái chăm sóc con và gia đinh. Đặc biệt, mùi vị hương thảo khi làm gia vị có hương thơm nồng, có thể át mùi thịt cá giúp các bà bầu khỏi nôn ẹo ( kinh nghiệm thực tế của khách hàng của mình) Không những thế, đặc biệt là trẻ em, tinh dầu của cây kích thích phát triển trí não của trẻ, trẻ hoạt bát hơn, giúp trẻ học tốt và nhanh thuộc bài hơn.
Công dụng đặc biệt nữa của hương thảo là nhờ tiết ra tinh dầu nhiều, nếu để trong phòng thì muỗi không dám bén mảng, đặc biệt tốt khi mà cúp điện hoặc ngồi học bài, chỉ cần để chậu nhỏ là có thể yên tâm mà không lo muỗi đốt. Ngoài ra, ở pháp và các nước châu âu, địa trung hải thì Hương thảo là gia vị cực kỳ đặc biệt, hương thơm, vị đắng nhẹ rất quyến rũ, khó có loại gia vị nào như vây. Theo ngôn ngữ “Khoa học”: Cây chứa tinh dầu và tanin. Tinh dầu (0,5% ở cây khô, 1,1-2% ở lá, 1,4% ở hoa) mà thành phần gồm có a-pinen (tới 80%), terpen, borneol, acetat bornyl, camphor, cineol và một sesquiterpen (caryophyllen). Tài liệu tham khảo nổi tiếng nhất chính là tác phẩm văn học vĩ đại Hamlet của William Shakespeare. Ngày nay, nó vẫn được sử dụng trong y học thảo dược hiện đại như thuốc chữa chứng đau nửa đầu và các vấn đề tiêu hóa. Tính vị, tác dụng: Hương thảo có vị chát, nóng, mùi thơm nồng, hơi se, có tính tẩy uế và chuyển máu, dùng với liều thấp, nó gây sự dồn máu ở các cơ quan vùng bụng và kích thích sự tiết dạ dày và ruột; nó cũng lợi tiểu. Với liều cao, nó gây co thắt và chóng mặt. Tinh dầu có tác dụng thông ruột, lợi mật và lợi tiểu. Người ta biết được tác dụng của Hương thảo là do sự có mặt của acid rosmarinic và các flavonoid, nó cũng có những tính chất chống oxy hoá cũng do có acid rosmarinic
Cách trồng cây Hương thảo: Từ kiến thức ở nước ngoài (cây hương thảo vốn rất phổ biết ở pháp, mỹ.. ) cộng với kinh nghiệm thực tế , mình hướng dẫn các bạn cách trồng như sau: Đặc tính của cây: Là loại thảo mộc nên cây có rễ chum, mảnh. Cây thích hợp với đất có độ rút nước tốt, không chịu được úng. Đất trồng của mình ở Sài gòn: 30% cát,40% tro trấu,20% sơ dừa xay,10% phân vi sinh.
Nếu trồng ra đất , tốt nhất là đất thịt trộn thêm ít tro trấu và sơ dừa cây phát triển cực nhanh Ánh nắng: Hương thảo là loài cây ưa nắng râm,( giống phong lan), mới mua về thì buổi trưa nắng gắt các bạn nên chuyển cây trong mát để tránh cháy lá, khô tinh dầu tốt nhất là để dưới lưới giống trồng lan hoặc bóng mát Tưới nước: cách tưới của mình là tưới bằng bình phun trên lá từ 8-9h sáng, nước vừa ướt chậu là được, nếu nắng quá thì tưới thêm tí hoặc chiều khoảng 4h-5h phun lại lần nữa
- Cách cắt cành nhân giống: cắt cành chiều dài khoảng 5-10cm , nhúng vào dung dịch mọc rễ để trong bóng râm thì tỉ lệ sống 70-90%
*** SẢN PHẨM KHÁC ***
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó