Thủy hải sản
Đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây giống cá Neon
1/ Nguồn gốc cá Neon:
Lưu vực sông Rio Negro (Nam Mỹ), ngày nay được phổ biến rộng rãi trên thế giới. Chúng thường được dùng làm loài vật trang trí cho các hồ thủy cảnh.
2/ Hình dáng cá Neon:
Là một trong những loài có kích thước nhỏ. Thân có hai sọc xanh và đỏ lấp lánh chạy dọc theo chiều dài thân, các vảy lấp lánh như ánh bạc tạo ra những đốm sáng khi cá ẩn vào bóng tối. Màu sáng của cá cho phép chúng nhận biết nhau và sống chung trong đàn.
Con đực có vây lưng và vây hậu môn dài, rộng, sặc sỡ hơn con cái. Trong khi hình dạng con cái lại tròn hơn và có bụng to hơn so với con đực.
cá Neon
Cá Neon xanh - Boehlkea fredcochui
3/ Đặc điểm cá Neon:
Đây là loài có tập tính sống đàn, chúng thường di chuyển theo từng bầy và bơi hoạt động suốt ngày. Thích sống trong môi trường nước sạch, hơi acid pH = 5,5 - 7,5 có không gian rộng và nhiều oxy hoà tan. Sống ở môi trường nước dơ, nghèo oxy, cá trở lên nhợt nhạt, yếu ớt, giảm khả năng sinh sản, thậm chí con cái không đẻ trứng nữa hoặc trứng bị cứng. Trường hợp nước dơ vượt quá ngưỡng cho phép, cá rất hay bị bệnh. Khi bị bệnh, cá trở lên nhợt nhạt, mất màu đỏ lấp lánh trên thân, dấu hiệu này thường bắt đầu từ dưới cuống đuôi, rồi bắt đầu lan dần lên phía trước thân, sau đó một thời gian thì cá chết. Tuổi thành thục là 4-5 tháng, con cái thành thục sớm hơn con đực. Thức ăn là các loại thức ăn sống, nhỏ như bo bo, ấu trùng muỗi, artemia…
4/ Đặc tính sinh sản cá Neon:
Cá thường đẻ vào mùa thu và mùa đông, những vùng nước hơi có tính acid (pH = 5,5 – 6,5 ), nhiệt độ 24-26 độ C. Chúng đẻ thành từng cặp, con đực và con cái tách ra khỏi đàn, tìm những nơi có lá hoặc giá thể để đẻ. Những con khác có thể bị kích thích đẻ bởi tác động của cặp đầu tiên do pheromon được tiết ra khi sinh sản. Dấu hiệu sắp đẻ là cá bố mẹ bơi dọc theo giá thể hình xoắn ốc từ dưới lên trên. Sự sinh sản có kết quả tốt nếu cá bố mẹ là những con 9-12 tháng tuổi. Những con cái già thường đẻ trứng bị cứng và ít có khả năng sống sót.
Sức sinh sản của cá khá cao, 100-250 trứng/lứa. Trứng nở sau 24 giờ và khi được 5-6 tuần tuổi thì có màu như cá trưởng thành. Thức ăn cho cá con là các loại thức ăn nhỏ, mịn như Protozoa, giun tròn, artemia…cá con khoảng 1cm có thể ăn trùn chỉ cắt nhỏ.
5/ Gây giống và chăm sóc cá Neon:
Cá bố mẹ: Kích thước khi thành thục khoảng 3-4 cm. Cá đực nhỏ, dài và dẹp hơn cá cái thành thục cùng tuổi, con đực vây đuôi có nhiều móc viền, vây lưng và vây hậu môn dài, rộng hơn so với cá cái. Trong thời gian nuôi giữa các đợt đẻ, nên tách riêng đực và cái, đồng thời nên có chế độ nuôi vỗ đặc biệt cho cá bố mẹ ở giai đoạn này.
. Bể đẻ: Trong tự nhiên cá bố mẹ thích làm tổ ở nơi có thực vật nổi, ít ánh sáng, có nơi ẩn nấp, nhiệt độ tương đối thấp 22-26 độ C, nước giàu oxy hoà tan và sạch. Trong sinh sản nhân tạo, nên chọn những bể khoảng 20-30 lít, cách đáy vài cm căng lưới đẻ để tránh sự ăn trứng của cá bố mẹ. Trong bể cần đặt những cọng rong lá nhỏ, thực vật thủy sinh khác tạo thành bụi làm chỗ trú ẩn cho cá cái, phía ngoài bể được che để giảm ánh sáng. Dùng máy lọc nước tạo sự tuần hoàn để loại bớt tinh dịch gây ô nhiễm.
. Chăm sóc và ương cá con: Cá bố mẹ được tách ra từ đàn nếu thành thục tốt và đã sẵn sàng thì có thể đẻ vào sáng hôm sau, lúc này không được cho ăn. Nếu sau 3 ngày cá vẫn chưa đẻ thì bắt ra cho vào bể khác để nuôi vỗ lại. Khi đẻ, cá bố mẹ bơi song song bên nhau rất nhanh và mạnh, cá đực dùng miệng thúc vào cá cái, bơi ngang trước cá cái và rung rung các vây, sau đó bơi vào các lùm thực vật, khi cá cái bơi theo, cả hai ép sát vào nhau, giữ chặt nhau bằng vây ngực, cá đực gắn mình vào cá cái bằng các móc trên vây hậu môn, cặp cá quay tròn theo trục thân rồi cùng phóng trứng và tinh.
Trứng rớt xuống đáy hoặc lá thực vật vì không dính lắm. Sức sinh sản thực tế của cá neon khoảng 100-300 trứng/lần và khoảng 4-6 lần/vụ. Trứng rất dễ bị bệnh nấm, nên cần dùng chất chống nấm cho nước trong bể đẻ. Cá nở sau 24-36 giờ, sau 5-6 ngày tuổi nữa thì cá bột bắt đầu bơi và bắt mồi tự do, lúc này cho cá ăn ấu trùng artemia hoặc rotifer..đã rửa sạch. Nên cho ăn nhiều lần trong ngày để tránh thức ăn thừa gây dơ nước. Thay nước hàng ngày và nên ương trong bể lớn để cá sinh trưởng nhanh và đều.
Trích nguồn: TTNC Nông Vận
Từ khóa: nuôi cá Neon, kỹ thuât nuôi cá neon mới nhất, hướng dẫn nuôi cá neon, cách nuôi cá neon, giống cá neon, kỹ thuật nuôi cá neon trong bể thủy tinh, cung cấp cá neon giống, cung cấp giống cá neon
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó